Saturday, October 9, 2021

Cảm xúc là gì? Cảm xúc của con người và cách quản trị cảm xúc

 

 


 

 

 

 

 

 

 

http://radiosaigonhouston.com/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=24&Itemid=187

Cảm xúc là gì? Cảm xúc của con người và cách quản trị cảm xúc

Cảm xúc là gì? Ai cũng có cảm xúc nhưng không phải ai cũng định nghĩa được cảm xúc là gì? Đôi khi chúng ta còn nhầm lẫn giữa cảm giác và cảm xúc, Vậy thì rốt cuộc cảm xúc là gì? con người có điều khiển được cảm xúc không? làm sao để quản trị cảm xúc. Trong bài viết này Trịnh Đức Dương Blog sẽ cùng các bạn đi giải đáp những thắc mắc đó.

1.Cảm xúc là gì?

Như đã nói ở trên, con người khác với máy móc là có tư duy logic và cảm xúc. Cho dù chúng ta là ai, dù chúng ta là người già, trẻ, lớn bé gì đều có cảm xúc. Nóng giận, hồi hộp, lo âu, vui mừng đó đều là giấu hiệu của cảm xúc.

1.1 Định nghĩa cảm xúc

Tôi định nghĩa 1 cách đơn giản rằng. Cảm xúc là sự phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của ngoại cảnh. Có nghĩa là cảm xúc là yếu tốt bên trong và chỉ xuất hiện khi có tác động của các yếu tố bên ngoài.

Nhiều người cho rằng cảm xúc tiêu cực là phần cảm xúc xấu. Tuy nhiên khi nói về phạm trù cảm xúc mọi việc chỉ mang tính chất tương đối, mỗi góc nhìn khác nhau sẽ có đánh giá khác nhau


1.2 Các khía cạnh khác nhau của cảm xúc

  • Cảm xúc của mỗi người là khác nhau: Với mỗi người khác nhau thì cách họ phản ứng lại với cùng 1 sự việc là khác nhau. Chẳng ai có thể định nghĩa chính xác cảm xúc là gì. Cũng chẳng ai có thể đo được mức độ tác động của cảm xúc. Nhưng tôi chắc chắn 1 điều bạn có cảm xúc và tôi cũng vậy.
  • Cảm xúc có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Cách chúng ta biểu lộ cảm xúc thể hiện cách chúng ta phản ứng lại với tác động từ bên ngoài. Cảm xúc sẽ điều hướng hành động. Vì vậy mục tiêu của bài viết là giúp các bạn hiểu rõ cảm xúc là gì. Qua đó giúp các bạn quản trị cảm xúc, tiết chế và điều chỉnh nó một cách phù hợp, mang lại kết quả tích cực.


2. Cảm xúc của con người.

Chúng ta nghe rất nhiều về các định nghĩa của cả xúc là gì. Càng ngày càng có nhiều những loại cảm xúc mới ra đời. Cảm xúc của con người được nghiên cứu rất kĩ càng, và trở thành 1 ngành khoa học. Cảm xúc của con người được chia làm cả xúc ẩn giấu và cảm xúc bộc lộ.

  • Cảm xúc ẩn giấu là loại cảm giác của con người. Họ có phản ứng lại tác động của thế giới quan. Thế như họ không biểu lộ nó ra bên ngoài thông qua cử chỉ và hành động. Đôi khi chúng ta hay gọi nó là cảm xúc đè nén. Đây là một trong những loại cảm xúc đa phần có tác động tiêu cực.
  • Cảm xúc bộc lộ là loại cảm xúc của con người. Chúng được bộc lộ trực tiếp qua gương mặt, cử chỉ và hành động của người bị tác động. Cách họ thể hiện cảm xúc sẽ cho phép người đối diện đoán biết được tính cách, và hành động sắp diễn ra của người bị tác động.

Cảm xúc là thứ khó điều khiển nhất của con người. Cho dù bạn là người sắt thì bạn cũng bị rung động. Cảm xúc  là đối trọng lớn nhất của lý trí. Đa số những người bình thường họ thường sống theo cả xúc nhiều hơn. Vì vậy nếu bạn khai thác được điểm này bạn sẽ dễ dàng điều khiển được hành vi của người khác.


3. Quản trị cảm xúc.

Bạn đã biết cảm xúc là gì? vậy bạn có biết cách nào để quản trị cảm xúc. Quản trị cảm xúc là cách sử dụng lý trí để điều khiển 1 phần cảm xúc. Từ đó làm thay đổi phản ứng, hành động của mình trước tác động theo hướng tích cực.

Bạn không nên nhầm lẫn giữa quản trị cảm xúc và đè nén cảm xúc. Đè nén là ép xuống, nén chặt lại không cho nó bộc lộ. Như vậy đè nén không phải là quản trị. Quản trị là cách ta cho phép cảm xúc thể hiện như ở một mức độ và chừng mực nào đó.

chúng ta hoàn toàn có thể quản trị cảm xúc của mình. Trong bài viết tiếp theo tôi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về quản trị cảm xúc.

>> Hãy tham khảo các khóa học phát triển bản thân để có thể quản trị cảm xúc tốt hơn


4. kết luận.

Cảm xúc là gì? Đơn giản cảm xúc là phản ứng, rung động tự nhiên của con người trước ngoại cảnh. Bất kì ai cũng có cảm xúc. Cảm xúc điều khiển hành vi của bạn. Nó có hai mặt tích cực và tiêu cực. Nhiệm vụ của bạn là biết điều chỉnh cảm xúc ở mức thích hợp để tạo ra điều tích cực.

 http://radiosaigonhouston.com/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=24&Itemid=187

No comments:

Post a Comment