Sunday, December 22, 2013

Merry Christmas "THIÊN CHÚA NHẬP THỂ"





THIÊN CHÚA NHẬP THỂ

Chúa đã đến trong mùa Đông giá rét
Để sưởi ấm hồn con trong tình ái
Ôi! Chúa Giêsu Hài Đồng Ngôi Hai
Đã sinh ra trong máng cỏ hang lừa
Ngài là Vua muôn thuở từ xa xưa
Ngài là Vua cả trời và cả đất
Ngài là Vua cao cả trên các vua....

Ôi! Chúa ơi, Ngài là Đấng Uy Quyền
Mà khiêm hạ xuống trần gian đổ nát
Mang thân phận yếu đuối và mong manh
Với cảm xúc cô đơn và giá lạnh
Gặp khốn khó, không có nơi gối đầu
Cũng bất lực, bị oan và phản bội
Thập giá nặng khổ sầu, bị bỏ rơi
Bởi Yêu con Chúa chấp nhận thiệt thòi
Chọn Nhập Thể làm người cung lòng Mẹ
Tên Ngài tuyệt vời Em-ma-nu-en
Và mãi mãi Chúa ở cùng chúng con........

HBTT
Cam on  Hoa Si Thanks God da tang mot tam that dep.
 

Chúc mừng Giáng Sinh 2013
Tân Niên Giáp Ngọ 2014
với Hồng Ân Thiên Chúa bao la

Khởi đầu đã có Ngôi Lời
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa
và Ngôi Lời là Thiên Chúa
(Gioan 1:1)
 
 
 

 


 QUÀ GIÁNG SINH
Giáng Sinh có lệ tặng quà
Nhưng người nghèo khó lấy gì tặng nhau?
Không cần quà giá trị đâu
Chỉ cần đừng nghĩ xấu nhau, được rồi
Nhìn nhau thiện cảm, mỉm cười
Bắt tay, thăm hỏi, cùng vui chuyện trò
Thật là ý nghĩa món quà
Dù cho quà nhỏ, đơn sơ, chân thành
Chứa đầy cả khối ân tình
Món quà nhân ái Giáng Sinh đẹp mùa
Tặng nhau trọn vẹn tâm tư
Món quà đẹp nhất: Giêsu Hài Đồng
TRẦM THIÊN THU
Thank you TTT your poem was sweet...
 

Monday, December 16, 2013

Đừng sợ hải

Photo:HBTT
Đừng Sợ Hải


Thánh Cha ơi, có lần  Ngài nói:" Đừng sợ hải "
     Cho con thêm vào " Đừng sợ hải Khổ Đau "
       Chuyện đời như cái bể sâu
       Khổ Đau  trút xuống,  bạn chìm mất tăm...
     " Chạm đáy rồi ! "  bạn nằm yên lòng vực
       Đức Chúa Trời sẽ ẵm bạn lên...

      Có đau mới biết Tình Thầy 
      Có đau mới thấm Ơn Thầy ngất ngây !
      Khổ Đau cho thấy  Nhiệm Mầu 
      Khổ Đau càng nặng, Tình Thầy càng sâu...

      Cám ơn tất cả Khổ  Đau
      Những ai đã thiếu tấm lòng Xót Thương,
      Khổ Đau như  đóa Hướng Dương 
      Chờ con bước tới, là Thầy giang tay...

      Con ôm, con siết vòng tay 
      Lời con nức nở, lệ con chan hoà,
      Nhẹ nhàng như bóng mây qua
      Thầy lau nước mắt, con về làm Thơ...

      Lòng đầy nghĩa nặng ân sâu 
      con mang  trút hết vào Thơ mỗi ngày .
      Thơ con nối kết từ đây 
      đem người đau khổ đến Thầy xót thương ...
      Bây giờ con thấy Thiên  Đường 
      dễ thương biết mấy, ở ngay lòng người ....

                                                     Đông  Khê

 Bong Tuyet Da Khap noi


 Buoi Sang khi thay ti anh mat troi, ong anh dep nhu pha le dong tren canh cay huyen dieu.


 
7/12/2013
“Phải, hỡi dân Xi-on đang ở Giê-ru-sa-lem,
ngươi sẽ không còn phải khóc nữa.
Khi ngươi kêu cứu, Người sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi ;
nghe tiếng ngươi kêu là Người đáp lại.
Chúa Thượng sẽ ban cho ngươi bánh ăn trong lúc ngặt nghèo
và nước uống trong cơn khốn quẫn.
Đấng dạy dỗ ngươi sẽ không còn lánh mặt,
và mắt ngươi sẽ thấy Đấng dạy dỗ ngươi.”
(Trích sách I-sai-a: 30, 19-20)

Vâng! Lạy Chúa, hôm nay đã ứng nghiệm lời tiên tri I-sai-a:
“Đấng dạy dỗ ngươi sẽ không còn lánh mặt,
và mắt ngươi sẽ thấy Đấng dạy dỗ ngươi.”
Bởi mắt con đã được nhìn thấy Chúa, qua câu chuyện của người phụ nữ mù dưới đây:

(Viết theo lời kể của chị Sương).
Ba má tui đều là người Việt sống ở Campuchia, gặp nhau rồi lấy nhau trên đất Campuchia. Năm tui lên 3 tuổi, tui và hai người anh bị đậu mùa. Hai người anh tui đã chết, còn tui thì sống sót nhưng bị mù luôn hai mắt. Ba rất thương chiều tui, còn má thì lại thương những đứa con sáng mắt. Năm tui 10 tuổi, ba tui chết, kể từ đó tui thường xuyên bị đánh đập chửi rủa. Má đưa tui và em gái sang ở với chị Hai cùng anh rể. Tui còn một anh trai nữa, nhưng đã về sống với chú ở Sài Gòn. Má đi phụ buôn bán với chị Hai, tui phải tự tập tành giặt giũ, nấu ăn và làm mọi công chuyện nhà. Chị Hai sanh năm một, một tháng ở cữ xong chị để lũ con cho tui trông, chị ra sạp bán vải. Một mình tui xoay sở với lũ cháu nhỏ, sữa sùng rồi cơm nước, giặt giũ đủ thứ mà làm không kịp thì má tui đánh đập không thương tiếc. Em gái đi học trường đầm về chẳng hề đụng móng tay việc gì, quần áo của nó được má khâu nhíp cho tươm tất. Chị Hai tui bán vải, nhưng chẳng bao giờ cho tui vải để may quần áo, quần áo rách tui phải tự nhíp lấy. Chị Hai nói: “Tao nuôi mày ăn, cho mày ở là phước lắm rồi còn đòi gì nữa!” Rách quá rồi, tui phải nhận trông thêm trẻ cho hàng xóm để kiếm tiền mua vải may quần áo. Hàng xóm cũng tin giao cho coi mấy đứa, kiếm được tiền tui phải chia cho má tui một nửa. . .
Tui chẳng được ra ngoài, đi đâu bao giờ nên cứ nghĩ rằng trên đời này có một mình tui bị mù. Nhiều khi tui tủi thân mình đã mù, mà chẳng được ai thương xót. Lạ một điều là gia đình tui theo đạo gốc, mọi người đi lễ rất siêng năng nhưng không ai dắt tui đi nhà thờ gì hết.
Năm lên 18 tuổi, sau một lần bị má đánh đập chửi rủa thậm tệ, tui trốn vào phòng lấy một chiếc khăn lớn xiết cổ đến lúc đã muốn lè lưỡi ra thì má tui phát hiện được. Má tui gỡ khăn ra, nhìn tui giận dữ. Bà nắm tóc tui xoay vòng vòng, đấm vào hai mắt tui, miệng la lớn:
-tao đánh cho mày lọt tròng té nổ! Ông trời đãng lọc cho mày mù!
Tui ức quá, nói:
-Má đọc kinh siêng năng đi nhà thờ làm chi mà đánh đập chửi rủa tục tĩu quá vậy!
Má tui giận quá đánh tiếp. . . Từ đó tui sợ quá không dám thắt cổ nữa.
Năm 1966 má đưa tui và em gái về Sài Gòn sống với anh trai lúc này đã có vợ. Năm ấy tui đã 19 tuổi, từ đó em gái tui bắt đầu dắt tui đi nhà thờ Bắc Hà. Trước đây tui chỉ lần chuỗi theo thói quen của một người có đạo, tui không biết cầu nguyện vì không được đi nhà thờ nghe cha giảng dạy. Nhờ nghe cha giảng tui đã hiểu biết về chúa và Đức Mẹ nhiều hơn,dần dần tui biết cầu nguyện và tin tưởng vào Chúa hơn.
Sau đó em gái tui lấy chồng, tui đến ở với vợ chồng nó. Tui lại làm công việc coi con và chăm sóc nhà cửa cho nó. Mỗi khi tui ăn cơm, nó thường nói nặng nói nhẹ là tui ăn nhiều, hao tốn này nọ. . .Tui buồn quá bỏ đi, sang sống với chị Hai tui lúc đó cũng đã về sống tại Sài gòn. Nhưng chị Hai cũng thường mắng nhiếc: Tao cho mày ăn, tao cho mày ở đậu mà mày không biết điều. . . Tui ở đâu cũng làm lụng sớm tối chứ đâu có ở không mà sao cứ bị mắng chửi hoài.
Lần này tui bỏ đi theo một chị bạn mù có đứa con 7, 8 tuổi. Đứa con chị dắt hai chị em tui đi buôn, nhập nhằng sống qua ngày ở bến xe. Mỗi lần bị khám xét, mặt tui xanh lè xanh lét chỉ biết cầu xin Chúa và Đức Mẹ cứu thoát. Nhiều lần, mấy người mắt sáng bị bắt chỉ còn lại hai chị em mù tụi tui. Lúc đó, tui càng tin tưởng vào Chúa và Đức Mẹ hơn.
Năm 1982, tui vào sống trong hộ tập thể của Hội người mù Quận 11 cùng với một đứa cháu trai. Ở đó, tui tham gia sản xuất chổi và bàn chải chà nhà cùng với các hội viên khác. Thằng cháu ban ngày đi làm thuê, làm mướn, tối về tui nấu cơm cho nó ăn. Giữa năm 2002, hộ tập thể Hội người mù giải thể vì không sản xuất chổi nữa. Cũng may lúc này má tui có để lại một căn nhà nhỏ, hai dì cháu dọn về đó sống nương tựa nhau. Thằng cháu vay mượn buôn bán đắp đổi, tui ở nhà trông coi nhà cửa cơm nước cho nó. Mỗi tháng tui nhận được khoản trợ cấp của cha Thực là 10kg gạo và 10 gói mì. Tuy là khó khăn thiếu thốn, nhưng ở với thằng cháu tui thấy hạnh phúc hơn khi ở với mẹ, với chị em gái.
Năm 2006, tui mắc bệnh sỏi gan, sỏi mật, bác sĩ kêu phải mổ nhưng tui đâu có tiền! Tui lo sợ lắm, ngày đêm cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ. Tui được bác sĩ Phấn mổ miễn phí, còn tiền viện phí phải nợ nần. Rồi chị em đồng cảnh ngộ mỗi người góp chút đỉnh giúp cho tui trả hết nợ. Tui biết là Chúa và Đức Mẹ luôn thương giúp tui.
Tui sống đến ngày hôm nay, lúc khó khăn nhất tui chạy đến với Chúa và cảm thấy được nâng đỡ. Bây giờ bệnh sỏi thận lại tái phát, nhưng tui không sợ hãi lắm, tất cả bệnh tật đau khổ tui phó thác cho Chúa cho Mẹ và cảm thấy bình an.
(4.11.2010)
 

Sunday, December 8, 2013



Dec 7 at 7:26 PM
MỪNG LỄ ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI   8.12.2013
MỜI CẢ NHÀ NGHE
BẢN NHẠC: “CON NHÌN LÊN MẸ”, VỚI PHẦN HÒA ÂM TUYỆT VỜI
CỦA ANH NGUYỄN VĂN HIỂN :


THÂN MẾN,
GIOA-KIM
 
Ðức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội: Niềm hy vọng của nhân loại


            Vào tháng 11 năm 1848, các cuộc cách mạng bạo động sôi xục diễn ra trên khắp Âu Châu cuối cùng đã lan tràn tới Rome.  Những người quá khích đã ám sát thống đốc tiểu bang và bao vây Tòa Thánh.  Ðức Thánh Cha Piô 9 phải thoát đi lánh nạn ở Ghêta, thuộc vương quốc Naples.

       Ba tháng sau đó, ngay trong khi còn đang phải đi tị nạn, Ðức Piô 9 đã gửi cho tất cả các Giám Mục trên khắp thế giới một bức thư tựa đề Ubi Primum.  Điều đáng ngạc nhiên là Đức Piô đã không dùng lá thư để nói đến việc ngài đi tị nạn hoặc những khủng hoảng chính trị và xã hội đang đe dọa Giáo Hội, nhưng là để mời tất cả các Giám Mục cùng cầu nguyện và góp ý với ngài trong việc công bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
 
       Chọn thời điểm này để công bố một tín điều quan trọng, Đức Piô 9 đã chứng tỏ rằng Giáo Hội không hề bị lay chuyển bởi những xáo trộn chính trị và những khủng hoảng xã hội. 

       Nhờ lòng sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, ngài đã đem Giáo Hội đi từ những lo âu đến vui mừng.

       Đức Thánh Cha Piô 9 viết: "Đức Maria đã luôn luôn che chở các tín hữu khỏi những hoạn nạn lớn lao nhất, khỏi những cạm bẫy và tấn công của kẻ thù, đã cứu vớt họ khỏi mọi đổ vỡ...  Và tương tự như vậy, trong tình hình hiện tại, Đức Mẹ mong muốn ngăn cản và xóa tan mọi bão tố hiểm nguy của ác thần đang chống phá Giáo Hội." 

       Trải qua nhiều thế hệ, qua nhiều bàn luận có khi rất gay go sôi nổi trong Giáo Hội, niềm tin nơi sự vô nhiễm nguyên tội của Đức Mẹ vào thời gian đó đã trở nên hiển nhiên.  Chẳng hạn, trước đó ngay tại Mỹ vào năm 1846, các Đức Giám Mục đã nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm là bổn mạng của quốc gia Hoa Kỳ.   Vì thế đối với Đức Piô 9, trên phương diện đức tin, thời điểm để công bố tín điều quan trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã chín mùi.

       Trong khi đó tại Âu Châu, các cuộc cách mạng ý thức hệ, các ảnh hưởng gia tăng của chủ thuyết vô thần, sự tôn thờ khoa học và vật chất đã liên tục gây ra những khủng hoảng lớn liên tiếp xảy ra từ Paris qua Frankfurt, Vienna, Budapest và Rome.  Do đó tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm đã chẳng được chú ý đến.  Tuy nhiên, Đức Piô vững lòng tin nơi một sức mạnh âm thầm nhưng rất mạnh mẽ đang che chở Giáo Hội, dựa vào một sự kiện mà ngài đã biết, là vào năm 1830, một nữ tu trẻ ở Paris đã được diện kiến Đức Maria.

Mary            Đức Trinh Nữ hiện ra đầu mang vương miện và mặc áo trắng tuyền, đứng trên qủa địa cầu, chân đạp trên đầu con rắn.  Một vòng sáng hình bầu dục bao quanh Trinh Nữ, trên đó có hàng chữ "Lạy Mẹ Maria tinh tuyền lúc thụ thai, cầu cho chúng con là những người chạy đến xin Mẹ che chở."  

            Nữ tu, mà sau này trở thành thánh nữ Catherine Labouré, đã nghe trong lòng một lời chỉ bảo hãy làm mẫu ảnh dựa trên những gì đã được diện kiến.  

       Đức Piô rất tôn kính mẫu ảnh này và lòng tôn kính đó đã thúc đẩy ngài khi thảo bức thư cho các giám mục như đã nêu trên.  Mẫu ảnh đó đúng là một hào quang huy hoàng nổi bật giữa những tăm tối đang đe dọa Giáo Hội.  Đức Maria đã tỏ mình ra ứng nghiệm với tất cả những điều đã được viết về Mẹ trong Kinh Thánh:  một Evà mới trong sách Sáng Thế Ký và một Hoàng Hậu trong sách Khải Huyền, nghĩa là từ đầu cho đến cuối của toàn bộ Kinh Thánh. 

       Đức thánh cha Piô 9 trở lại Rome vào năm 1850 với lòng cảm tạ Đức Mẹ đã che chở Giáo Hội trong những sóng gió vừa qua.  Ngài bắt tay ngay vào việc soạn thảo tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, sau khi được các Đức Giám Mục nồng nhiệt phúc đáp thư của ngài.  Đã có tổng cộng 603 giám mục ưng thuận và chỉ có 4 vị không đồng ý. 

       Bốn năm sau đó, vào ngày 8 tháng 12, 1854 cùng với sự hiện diện của các giám mục trên thế giới, Đức Thánh Cha Piô 9 đã chính thức công bố niềm tin của Giáo Hội nơi việc Thiên Chúa đã tạo sinh Đức Mẹ tinh tuyền, vô nhiễm nguyên tội. 

       Ngày nay giữa một thế giới khủng hoảng lan tràn vì sa đọa và chiến tranh hận thù, tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là niềm hy vọng của nhân loại.

       Đức cha Fulton Sheen nói: "Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được công bố vào thời điểm mà thế giới văn minh đang mù quáng chạy theo những thần tượng đối nghịch.  Kác-Mác cho ra đời chủ thuyết cộng sản vô thần và đấu tranh giai cấp; Darwin phổ biến thuyết tiến hóa, theo đó con người bắt nguồn từ loài vật, và John Stuart Mill chủ trương một quan niệm cực đoan về quyền lợi cá nhân.  Những chủ thuyết này có cùng một ước vọng muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi niềm tin của nhân loại, cho rằng con người không cần đến Thiên Chúa.  Họ phủ nhận tội tổ tông và cho rằng con người tự mình có khả năng trở nên toàn thiện.  

       Đức cha Fulton Sheen kết luận rằng: "Nói cách khác, con người tự vỗ ngực cho rằng họ tất cả đều vô nhiễm nguyên tội".  Trong những ngày đi tị nạn, Ðức Piô đã thấy trước chiều hướng nguy hiểm này. Do đó khi soạn thảo tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngài muốn soạn một hiến chương mới cho thế giới, để kháng cự lại những tà thần của thời đại. 

       Tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội luôn nhắc nhở chúng ta về sự nguy hiểm của ma qủi và tội lỗi, đồng thời cũng cho ta một hy vọng, một lời hứa là chúng ta được che chở và bảo vệ. 

       Tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã khởi sự một thế kỷ mới trong việc kính mến và tôn sùng Ðức Trinh Nữ Maria, mà cao điểm là việc công bố tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác lên Trời vào năm 1950.  Hai tín điều thật quan trọng: tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội khởi đầu và tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời kết thúc cuộc đời Ðức Mẹ ở trần gian.  Qua hai tín điều này Giáo Hội nhắn nhủ chúng ta nhìn vào gương của Ðức Mẹ để nhận ra ý nghĩa và cùng đích của cuộc đời.  Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta được cứu khỏi tội lỗi, được thánh hóa, được ban cho khả năng biết yêu mến và được hứa cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu.  

Saturday, December 7, 2013

Cô giáo gần 20 năm nằm nghiêng… dạy học

Cô giáo gần 20 năm nằm nghiêng… dạy học

Thứ Bảy, ngày 30/11/2013 08:11 AM (GMT+7)
Bằng nghị lực, tình yêu và những khát vọng, cô Hoa đã viết nên một câu chuyện cổ tích, khi gần 20 năm nay vẫn luôn duy trì một lớp học với khoảng 10 - 15 em ngay tại nhà của mình.
Cách đây 19 năm, lúc đang là một giáo viên tiểu học, cô giáo Trần Thị Hoa (hiện 58 tuổi, ở khu phố 5A, phường Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) bỗng bị một tai nạn kinh hoàng khiến cô bán thân bất toại, nằm một chỗ, vĩnh viễn không thể đi lại được. Thế nhưng, bằng nghị lực, tình yêu và những khát vọng, cô Hoa đã viết nên một câu chuyện cổ tích khi gần 20 năm nay vẫn luôn duy trì một lớp học với khoảng 10 - 15 em ngay tại nhà của mình. Ở đó, ngày ngày cô vẫn nằm nghiêng trên giường dạy học trò viết, uốn nắn từng nét chữ cho bao trẻ em nghèo khó nơi đây.
Cô giáo gần 20 năm nằm nghiêng… dạy             học - 1
Những học sinh của cô giáo Hoa
Những biến cố kinh hoàng
Mẹ cô Hoa, bà Phạm Thị Tin, 88 tuổi, lọ mọ dẫn khách vào phòng của cô, cũng là phòng làm việc cùng những học sinh thân yêu của mình, rộng chừng 40m2, nằm trong một căn nhà nhỏ nhắn ở hẻm 148 đường Nguyễn Văn Cừ.
Sau mấy phút trò chuyện ban đầu, cô giáo có gương khá mặt cương nghị và ánh mắt nhìn mạnh mẽ, dạt dào tình yêu thương này bắt đầu tâm sự về cuộc đời mình: “Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng đất Bảo Lộc này. Ngày ấy, gia đình nghèo lại đông anh chị em nhưng cha mẹ vẫn cố gắng lo cho mình học hết lớp 12 rồi sau đó, tiếp tục học thêm hệ 12+1 tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt với mong muốn mình được thành một giáo viên. Sau khi học cao đẳng xong, tôi bắt đầu bước vào sự nghiệp “trồng người” cao quý với hành trang là niềm hăm hở của một cô gái tuổi hai mươi đầy khát vọng. Khi ấy, nhận được sự phân công của tổ chức, tôi được điều về dạy học ở một xã vùng sâu của huyện Đạ Hoai với đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số”.
Dừng lại một chút, cô giáo Hoa khẽ nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi có ánh nắng ấm áp đang len qua những tán cây cao, rồi kể tiếp trong tiếng nấc nghẹn ngào dù sự việc xảy ra đã rất lâu rồi. Đó là một ngã rẽ định mệnh. Năm 1996, hôm đó, trên đường đi dạy học về, thấy các em nhỏ trong ấp trèo cây hái ổi, sợ các em té ngã nên cô đã hái giúp, nào ngờ chính bản thân mình không may mắn, bị té gãy xương cột sống rồi nằm liệt nửa người từ đó đến nay.
Cô Hoa bảo: "Lúc đó tôi nghĩ mình đã chết bởi sau nhiều lần đau đớn phẫu thuật, các bác sĩ chỉ có thể giữ lại được mạng sống cho mình mà thôi chứ không thể vận động bất kỳ phần cơ thể nào từ lưng trở xuống". Từ một cô gái khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, cô Hoa đã phải nằm bất động một chỗ, chỉ có thể cử động hai tay mà thôi. Tất cả những sinh hoạt cá nhân cũng như vệ sinh cơ thể, gần 20 năm trời đều do mẹ cô, bà Tin đảm nhiệm.
Cô giáo gần 20             năm nằm nghiêng… dạy học - 2
Cô giáo Hoa đang nằm dạy học
Nói về chuyện này, nước mắt cô đã rơm rớm hai hàng mi: "Thú thực, mẹ tôi đã già và không biết sống chết khi nào nên đến một ngày, nếu mẹ không còn trên cõi đời này thì không biết ai sẽ giúp đỡ tôi nữa. Tuy nhiên, hy vọng rằng mẹ sẽ ở bên tôi mãi mãi".
Nghe cô nói vậy, bà Tin chỉ lặng lẽ nhìn rồi không cầm được nước mắt, lại lụi cụi đi ra phía gốc cây mít trước nhà, thương con và thương cho số phận của chính mình. Dường như, cụ hiểu rằng, ở cái tuổi cụ, đáng lẽ con cái phải chăm sóc mình chứ ai ngờ mình vẫn phải chăm sóc con. Nhưng, khi trò chuyện cùng chúng tôi, cụ lại cười hiền lành: "Dù sao cũng phải cảm ơn ông trời các chú à. Nếu không thì con tôi đã không giữ được mạng sống cho tới ngày nay nữa rồi".
Hỏi về cuộc sống riêng, cô Hoa chỉ cười lặng lẽ. Lúc còn trẻ, cô cũng như nhiều người con gái khác, cũng có vài ba chàng trai để ý muốn kết nghĩa nhân duyên, nhưng do tai nạn xảy đến quá bất ngờ và tàn nhẫn khiến những người đó lặng lẽ bỏ cô mà đi. Trong khi cô bị mất hoàn toàn sức lao động thì khoản tiền duy trì cuộc sống của cô và người mẹ già chủ yếu nhờ vào số tiền mà người anh họ trên Đơn Dương gửi xuống.
Cô bảo, lúc cô còn trẻ, có góp chút tiền dành dụm được để mua một khu đất rừng trên Đơn Dương cùng người anh họ trồng cà phê. Nay do cô bị tật nguyền nên không thể làm phụ, nhưng người anh của cô vẫn hằng tháng trích một khoản tiền thu được từ khu đất đó để gửi cho cô. Đó cũng chính là nguồn thu chủ yếu mà cô và mẹ mình đã sống suốt trong nhiều năm qua sau biến cố của đời mình.
Tình người trong từng nét chữ
Trong thời gian ở đây và tiếp xúc với gia đình cô Hoa, chúng tôi dễ dàng nhận ra là mặc dù hoàn cảnh sống của gia đình rất đạm bạc, nhưng tình người là thứ luôn tràn ngập trong căn nhà nhỏ bé này. Có lẽ, đây chính là sức mạnh đã biến một người tàn tật, bán thân bất toại có thể tiếp tục vươn lên trong cuộc sống bằng cách… giúp đỡ những con người bình thường khác. Đó là việc cô Hoa vẫn liên tục tổ chức một lớp học tình thương cho những em nhỏ nghèo khổ quanh vùng.
Cô giáo gần 20             năm nằm nghiêng… dạy học - 3
Chia sẻ về chuyện này, cô Hoa cười: "Ở quanh đây còn rất nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, những em nhỏ cũng bị tật nguyền, khuyết tật bẩm sinh nữa. Chính vì thế, các em không có điều kiện được học hành như những bạn bè cùng trang lứa khác. Thế nên, tôi nảy ra ý định là sẽ mở lớp dạy học miễn phí cho các em. Ban đầu, mẹ và các anh chị em trong gia đình phản đối dữ lắm, kêu rằng, tôi bệnh tật thế này, ngồi còn không ngồi được nữa thì dạy học làm sao. Giờ mà không lo giữ gìn sức khỏe còn cố gắng làm việc làm chi, nếu cố quá thì chỉ khổ bản thân mình mà thôi. Tuy nhiên, tâm nguyện đã quyết nên tôi nhất định phải làm cho bằng được, dù khó khăn cỡ nào đi chăng nữa. Còn nhớ, lớp học lúc đầu chỉ khoảng hơn 10 học sinh mà thôi. Toàn con nhà nghèo, không đủ tiền đi học nên nhìn thương lắm. Do tôi tật nguyền, không thể hoạt động được nên các em thì ngồi ghế, tôi nằm giường giảng bài. Lớp học của tôi không có bảng đen, không có phấn trắng mà chỉ có bút và sách vở mà thôi. Những em nhỏ đều được tôi hướng dẫn chi tiết từng bài học một, sau đó về bàn ngồi làm lại. Còn tôi thì sau một hồi hướng dẫn sẽ quay qua kiểm tra xem các em làm bài ra làm sao".
Thế là, từ lớp 1 rồi lớp 2… cho tới lớp 5, tất cả các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt đều được cô Hoa tận tình chỉ dạy, uốn nắn từng nét chữ, từng lỗi chính tả đầu đời để lớn lên làm người có ích. Công việc cứ thế lặng lẽ qua đi, nay đã gần 20 năm trời rồi.
Khi được hỏi về khoản tiền học phí mỗi tháng mà các em phải đóng thì cô Hoa cười: "Tất cả các em đến học với tôi đều do hoàn cảnh khó khăn nên tôi không bắt các em đóng bất cứ khoản tiền nào".
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các phụ huynh có con em theo học lớp của cô giáo Hoa đều tự nguyện đóng góp một khoản nho nhỏ phụ giúp hoàn cảnh của cô. Cụ thể, mỗi người thường góp từ 40 - 60 ngàn đồng/tháng để giúp đỡ cô mua thuốc men trong những lúc đau đớn vì bệnh cũ ở lưng tái phát. Mà, số tiền này cũng không phải là đưa trực tiếp cho cô Hoa mà chỉ đưa cho bà Tin, mẹ cô mà thôi. Mặc dù biết đó là số tiền tự nguyện nhưng với các em học sinh cũng bị khuyết tật như mình, cô Hoa kiên quyết từ chối dù phụ huynh có bất cứ đề nghị nào.
Cô Hoa bảo, bởi cô không may bị tai nạn nên hơn ai hết, cô hiểu cảm giác của các em, cô chỉ tình nguyện đóng góp một chút sức lực nhỏ bé của mình để giúp các em vươn lên trong cuộc sống. Với cô, một người suốt 20 năm chỉ nằm yên một chỗ thì ngày ngày được nhìn ngắm các em nhỏ, được làm việc, được chỉ dạy các em cũng là một điều hạnh phúc quá đỗi rồi, không mong muốn gì hơn nữa.
Theo Xuyên Mộc (Dòng đời)

http://hcm.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/co-giao-gan-20-nam-nam-nghieng-day-hoc-c216a591768.html