Sunday, April 13, 2014

Niềm Tin Giữa Núi Rừng

Cuộc triển lãm nghệ thuật “Niềm Tin Giữa Núi Rừng”

VRNs (08.04.2014)  – Sài gòn – Lễ khai mạc triển lãm tranh ảnh mỹ thuật của nhóm MT do Ủy Ban Giám Mục Nghệ Thuật Thánh (UBGMNTT) bảo trợ được tổ chức vào lúc 16 giờ 30 ngày 08.04.2014, tại tiền sảnh Nhà Sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng – Sài gòn.
 
 
DSC_0237
Khai mạc cuộc triễn lãm nghệ thuật chiều nay có sự tham dự của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh – Giám mục Giáo phậm Kon tum, Cha Giám tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành – Thư ký Ủy Ban Nghệ Thuật Thánh Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Cha Phó Giám Tỉnh Giuse Hồ Đắc Tâm, Cha Phaolô Nguyễn Văn Công - chính xứ giáo xứ Phú Yên – H’ra và quý cha quý thầy trong nhà Dòng cùng với sự tham dự đông đảo của khách mời và anh chị em giáo dân đến chia vui và thưởng lãm.
 
DSC_0270
Nét đơn sơ giản dị của Đức Cha Micae
Nét đơn sơ giản dị của Đức Cha Micae
 
DSC_0281
 
DSC_0291
 
DSC_0293
 
DSC_0303
 
DSC_0311
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh trao kỷ niệm chương cho Họa sĩ BuifThij Thắm và Nhiếp ảnh gia Hoàng Anh
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh trao kỷ niệm chương cho Họa sĩ Bùi Thị Thắm và Nhiếp ảnh gia Hoàng Anh
Cha Giám Tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành trao kỷ niệm chương cho các nghệ sĩ
Cha Giám Tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành trao kỷ niệm chương cho các nghệ sĩ
Điệu múa và bài hát dân tộc truyền thống của người Bana
Điệu múa và bài hát dân tộc truyền thống của người Bana
 
Toàn cảnh lễ khai mạc với tiết mục của anh chị em Bana
Toàn cảnh lễ khai mạc với tiết mục của anh chị em Bana
Nhóm MT bao gồm các bạn trẻ đang là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các ngành hội họa, điêu khắc, sắp đặt, nhiếp ảnh của trường ĐH Mỹ thuật thành phố: Họa sĩ Bùi Thị Thắm, Nhiếp ảnh gia Hoàng Anh, Nhiếp ảnh gia Đăng Khoa, Nghệ nhân Duy Chinh, Họa sĩ Nguyễn Đức Tín, Họa sĩ Tô Bảo Ân, Họa sĩ Lã Hưng, Nhà quay phim Nguyễn Việt Quang và họa sĩ Trần Thị Ngọc Bích. Mùa Chay năm 2013, nhóm MT đã có một cuộc triển lãm nghệ thuật về đề tài Bảo vệ sự sống. Qua cuộc triễn lãm này, các bạn trẻ nhóm MT muốn trình bày quan điểm cũng như bày tỏ lòng tin của mình về ý nghĩa của sự sống con người. Cuộc triễn lãm đó đã thu hút và đánh động người xem về sự cao quý và ý nghĩa thánh thiêng của sự sống.
Tiếp sau đó, vào tháng 7.2013, được sự động viên và bảo trợ của UBGMNNT, các bạn trẻ nhóm MT đã có một trại sáng tác tại giáo xứ Phú Yên – H’ra – thuộc giáo điểm truyền giáo Mang Yang – Tây Nguyên, do cha Phaolô Nguyễn Văn Công phụ trách. Tại đây, các bạn đã có những ngày sống và sinh hoạt với anh chị em người Bana, không chỉ trong cuộc sống thường nhật mà còn được tham dự vào trong đời sống đức tin của họ nữa.
Đức Cha Micae và Cha Giám Tỉnh DCCT cắt băng khai mạc cuộc triển lãm
Đức Cha Micae và Cha Giám Tỉnh DCCT cắt băng khai mạc cuộc triển lãm
 
DSC_0555
 
DSC_0556
 
DSC_0564
 
DSC_0567
Họa sĩ Bùi Thị Thắm chia sẻ cảm nhận của mình: “Ngày đầu tiên chúng tôi lên đó để thực hiện trại sáng tác này, lúc đó là chiều tối rồi chúng tôi không biết gì nhiều, ngoại trừ việc được cha Công dẫn đi thăm xung quanh buôn làng. Cái suy nghĩ đầu tiên của chúng tôi là đời sống của họ quá thiếu thốn. Và ngày hôm sau là ngày chúa nhật, thì lúc đó thực sự rất là xúc động. Khi xem họ tham dự thánh lễ tôi mới thấy mình tham dự thánh lễ rất là hời hợt. Mặc dù tôi không hiểu tiếng Bana, nhưng qua những cử chỉ hành động em hiểu được cách thể hiện lòng tin của họ đối với Thiên Chúa. Họ dùng tất cả mọi ngôn ngữ của cơ thể để tạ ơn và tôn vinh Chúa, bất chấp việc họ quỳ dười nền đất sỏi đá, không nề hà mưa nắng… và lúc đó tôi đã bật khóc, bởi vì tôi chưa từng ca ngợi Thiên Chúa như thế bao giờ.”
Họa sĩ Nguyễn Đức Tín chia sẻ suy nghĩ của mình: “Khi tôi thấy những người dân tộc ở trên miền núi, tôi cảm nhận được rằng đức tin của họ vào Thiên Chúa lớn hơn người Kinh ở đây. Bởi vì, người Kinh bị chi phối bởi quá nhiều điều trong cuộc sống nên cách giữ đạo rất hời hợt. Còn người trên đó thì thực sự họ giữ đạo rất là tốt.”
Sự đơn sơ, giản dị và chân thành trong cuộc sống cũng như cách diễn tả lòng tin của anh chị em dân tộc Bana đã đánh động và gây cho nhóm bạn trẻ MT những cung bậc cảm xúc khác nhau. Họa sĩ  Bùi Thị Thắm chia sẻ tiếp: “ Cái mà tôi yêu mến họ nhất chính là vẻ đơn sơ của họ. Họ thể hiện rất là chân tình, không dùng từ hoa mỹ, những gì họ có họ thể hiện hết ra ngoài. Cái sự giản dị đơn sơ đó của họ khiến cho tôi không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Trẻ em là một trong những điều mà tôi thấy được nơi đây. Đôi mắt các em sáng long lanh, có cái gì đó pha chút ngây dại nhưng thật lòng vô cùng.”
Họa sĩ Nguyễn Đức Tín: “Tôi thích thể hiện chân dung, đặt biệt là đôi mắt. Khi tôi nhìn ngắm chân dung của anh chị em dân tộc, tôi thấy nơi gương mặt và đôi mắt của họ toát lên một vẻ đẹp rất đặc biệt mà không sao tả được.”
Cuộc triễn lãm nghệ thuật lần này với chủ đề “Niềm Tin Giữa Núi Rừng” không phải chỉ là một triễn lãm báo cáo của trại sáng tác vừa qua, nhưng còn là cách mà các bạn trẻ nhóm MT muốn qua những tác phẩm của mình để bày tỏ suy nghĩ và cảm nhận của mình về cuộc sống, đức tin và con người tại vùng đất núi rừng Tây nguyên này. Nhưng hơn thế nữa, như lời chia sẻ của Cha Giám Tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành: “…Tôi chỉ ước một điều thôi, tôi không nghĩ hoặc tôi cũng không cần anh chị em làm một cuộc triễn làm, nhưng tôi chỉ xin một điều thôi là anh chị em học được, yêu được người dân tộc và đốt được ngọn lửa truyền giáo ở trong lòng anh chị em lên…”
Cuộc triễn lãm lần này bao gồm khoảng 21 bức tranh hội họa sơn dầu, sơn mài,  lụa, than trên giấy và cũng khoảng 21 bức ảnh nghệ thuật được sáng tác bởi các bạn trẻ nhóm MT trong trại sáng tác vừa qua tại Mang Yang. Họa sĩ  Bùi Thị Thắm chia sẻ khái quát về bố cục của cuộc triển lãm: “Cuộc triễn lãm này, chúng tôi mô phỏng lại một cách khái quát nhất về cuộc sống của người Tây Nguyên qua các tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh và việc sắp đặt dựng lại mô hình. Việc sắp đặt dựng lại mô hình là phần quan trọng nhất, vì quá đó mà giúp cho người dân thành phố Sài gòn có cái nhìn bao quát nhất về văn hóa, tập tục và cuộc sống của người Tây Nguyên. Trước hết chúng tôi dựng lại câu chuyện “Cuộc kết nghĩa lịch sử” của người Tây Nguyên vào năm 1832, tiếp đó là Căn Bếp truyền thống, Nhà Rông và sau cùng là Nhà Mồ của người Tây Nguyên.”
Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên bên Nhà Rông - một tác phẩm sắp đặt của cuộc triển lãm
Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên bên Nhà Rông – một tác phẩm sắp đặt của cuộc triển lãm
 
Bếp - Nghệ thuật sắp đặt
Bếp – Nghệ thuật sắp đặt
 
Khu trưng bày các tác phẩm hội họa
Khu trưng bày các tác phẩm hội họa
 
Các tác phẩm hội họa gồm có sơn mài, sơn dầu, tranh trên lụa, than trên giấy...
Các tác phẩm hội họa gồm có sơn mài, sơn dầu, tranh trên lụa, than trên giấy…
 
DSC_0581
 
Khu trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuât
Khu trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuât
 
Nhà Mồ - Nghệ thuật sắp đặt
Nhà Mồ – Nghệ thuật sắp đặt
Bên cạnh việc được chiêm ngắm các tác phẩm nghệ thuật, đông đảo những  người tham dự còn được thưởng thức những tiết mục đặc sắc của núi rừng Tây Nguyên. Những điệu múa Xoang, âm thanh của Cồng chiêng và tiếng đàn réo rắt của đàn Tơ-rưng như vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng ngay giữa lòng thành phố Sài gòn. Một thứ âm nhạc khác lạ, không thể trộn lẫn đã kéo người tham dự ra khỏi cái xô bồ, ồn ào của đường phố, được trở lại với cái đơn sơ, giản dị và rất thiên nhiên của người Tây Nguyên. Nhà điều khắc Nguyễn Xuân Hùng chia sẻ: “Đây là một điều rất là xúc động. Những họa sĩ trẻ đã vẽ những đề tài mang tính tôn giáo, nhân văn trong cuộc sống. Hôm nay, giữa một môi trường có rất nhiều áp lực khác đang lôi kéo chúng ta đi, mà các bạn vẫn quay về với niềm tin của núi rừng. Điều này khiến cho tôi phải suy nghĩ về chính mình, cũng là người nghệ sĩ sáng tạo mà cho đến mãi bây giờ tôi mới thực hiện. Điều này có quá muộn hay không? Đây như là câu hỏi cho chính tôi và cho những người nghệ sĩ ngày hôm nay.”
 
DSC_0264
 
DSC_0263
 
DSC_0256
 
DSC_0251

Cuộc triễn lãm không chỉ được bảo trợ bởi UBGMNTT mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đức GM Micae Hoàng Đức Oanh – Giám mục Giáo phận Kon tum. Sự hiện diện cùng với lời chia sẻ của ngài đã khích lệ, động viên các nghệ sĩ trẻ, cũng như thắp lên trong tâm hồn những người tham dự một vài suy tư về sứ mạng loan báo Tin Mừng, đặc biệt cho anh chị em dân tộc thiểu số, ngài chia sẻ: “…thường thì chúng ta những người ở miền xuôi lên miền cao của chúng tôi, đi với tư cách là người cho, và nhiều anh chị em linh mục tu sĩ chúng tôi khi tới thì cũng cứ tưởng là mình cho. Nhưng kinh nghiệm truyền giáo cho chúng tôi thấy , chúng tôi đến để nhận nhiều hơn là cho. Chúng tôi đến với lương dân, anh em dân tộc hay người nghèo để học nhiều hơn là để dạy, bởi Thầy dạy độc nhất vô nhị chính là Thánh Thần của Chúa, là chính Chúa Giêsu với Thần Khí của Ngài. Chúng tôi đến để làm dân với người dân, anh em giữa người anh em như chính Chúa Giêsu nhập thể vào đời và ở giữa chúng ta. Để từ đó chúng tôi cảm nghiệm được quyền năng của Thiên Chúa, cái sáng tác, lao động và sáng tạo của Thiên Chúa đã hằng có và luôn luôn có ở nơi anh chị em dân tộc đó. Và chúng tôi đến với tinh thần học hỏi để đón nhận những ân huệ Chúa ban, và từ đó gợi hứng cho chúng tôi để chúng tôi biết phục vụ anh chị em và đáp trả lại tình thương của anh chị em thế nào cho phải đạo.”

Trong bối cảnh, sân chơi sáng tác nghệ thuật cho các anh chị em nghệ sĩ Công giáo còn ít và chưa được đầu tư nhiều, thì những trại sáng tác và các cuộc triễn lãm nghệ thuật như thế này thực sự là một sân chơi bổ ích và ý nghĩa, không chỉ tạo ra không gian sáng tác cho người nghệ sĩ nhưng còn là nơi mà các anh chị em nghệ sĩ được gặp gỡ, trao đổi với nhau và góp phần làm cho kho tàng nghệ thuật Công giáo thêm phong phú và được phát triển mở rộng ra đến với người Công giáo nhiều hơn. Họa sĩ Bùi Thị Thắm chia sẻ suy nghĩ của mình: “ Họa sĩ Công giáo không phải là ít, nhưng để dấn thân để thực hiện thì còn ít lắm và nhân đây tôi muốn kêu gọi họa sĩ Công giáo hãy tiếp tục con đường này để sáng tác thêm. Thực ra không phải là vẽ những câu chuyện trong Kinh Thánh mới là nghệ thuật Công giáo, nhưng mình sáng tác những cái đời thường liên quan đến niềm tin tôn giáo và tấm lòng của mình đối với Thiên Chúa, thì đó cũng là nghệ thuật Công giáo.”

Cuộc triển làm nghệ thuật “Niềm Tin Giữa Núi Rừng” tiếp tục được trưng bày trong vòng 2 tuần, mở ra cho tất cả mọi người đến thưởng lãm và cảm nhận, như Cha Giám tỉnh chia sẻ: “… xuyên qua các tác phẩm, xin quý vị nhận lấy một tâm hồn, một ngọn lửa và một gợi hứng cho công cuộc loan báo Tin Mừng.”

No comments:

Post a Comment