Sunday, July 10, 2016

Mandala design on Canvas size 16-20

                                                                   Grateful Mandala
                                                       Enjoy the Moment Mandala
                                                                   Be inspire Mandala
                                                                    Peaceful Dove Mandala
All new design by HBTT 2016

The meaning of mandala comes from Sanskrit meaning "circle." Even though it may be dominated by squares or triangles, a mandala has a concentric structure. Mandalas offer balancing visual elements, symbolizing unity and harmony. The meanings of individual mandalas is usually different and unique to each mandala. The goal of the mandala is to serve as a tool on our spiritual journey as it symbolizes cosmic and psychic order.
How do I use a mandala?
Along with the meaning of mandala, comes the use of it. There are many uses, the following paragraphs will outline the basic process.

The design of the mandala is to be visually appealing so as to absorb the mind in such a way that chattering thoughts cease, and a more philosophic or spiritual essence envelopes the observer which in turn leads to higher consciousness or awareness. In short, a mandala can be seen as a hypnotic, letting the creative hemisphere of our mind run a little more free while our analytical mind takes a little nap.
That said, we use the mandala as a form of meditation for the purpose of gaining knowledge, primarily the kind that resides within each of us.
Before meditating, we must first set an intention. Normally, we select a mandala that appeals to us. It is good to know what the meaning of mandala you've chosen - or set your own meanings/intention before focusing on it.
For example, focusing Native American labyrinth mandala, we know this meaning of mandala relates to beginnings, our enternal nature, and how this is relative to our life journey. So, before meditating on the mandala we set the intention to more clearly understand our life journey, or be shown guidance in a particular area we are having trouble on the path.
Once we have set our intention, we begin to focus on the mandala. Let your eyes take in the beauty of the designs, allowing your mind to wander as it will. If your mind begins to chatter (i.e., I should do laundry, have to get milk, need to finish that report for work), simply bring your attention back to the beauty of the mandala. Get inside the mandala, simply fall into it, swim in it, let it absorb all of your attention. As you fall into the mandala, you will begin to feel lighter, and intuitive thoughts may arise. Relax and float with the thoughts and feeling that come to you. If you begin to feel lost, uncomfortable or if you get the "chatter" again, simply focus your attention back on the mandala.
Each observer has different experiences. However, the overall consensus is that meditating with the mandala leaves the observer relaxed, and he/she comes away with a resolution or clarity concerning the intention that was set before the meditation.
Another form of mandala meditation is to make or color a mandala of your own. Painting, coloring or drawing mandalas allows for our creative brain to come out and play, leading to an altered state where we can perform constructive healing, and gain incredible insight into ourselves and our lives. Click here for free Mandala Coloring Pages

Mandala là gì?

Phân biệt mandala và mandara

Mandala và mandara là hai chữ Phạn cùng được phiên âm là mạn đà la. Do đó chúng thường bị hiểu lầm là giống nhau, và cùng ý nghĩa. Nhưng thật ra, mandarava, gọi là thiên hoa, tức là một loại hoa trên cõi trời.
  • Để diễn tả hoa trời, mandara có ý nghĩa là thiên diệu (kỳ diệu của cõi trời), duyệt ý (vui vẻ), thích ý (hợp với ý mình), tạp sắc (nhiều màu sắc), viên (tròn đầy), nhu nhuyến thanh (có âm thanh dịu dàng), khuých (đơn thanh), bạch (màu trắng).
  • Chữ mandara này thường được thấy trong chữ mạn đà lặc hoa, mạn na la hoa, mạn đà la phạn hoa, mạn đà la phàm hoa. Hoa này rất lớn thì gọi là ma ha mạn đà la hoa. Mạn đà la hoa là một trong 4 loại hoa trên trời, màu nó đỏ rực và cực đẹp, khiến người nhìn vào thì sinh vui vẻ.

Xuất xứ và định nghĩa

Trước khi Phật giáo ra đời, Ấn độ giáo đã có quan niệm về mạn đà la rồi; nhưng khi Phật giáo xử dụng mạn đà la thì quan niệm đã thay đổi rất nhiều. Đối với người Ấn giáo, thì chữ mandala có nghĩa là hình tròn (circle), và thường là những vòng đồng tâm, với những hình vuông trong đó.
Trong Ấn giáo, quan niệm mandala đã có trong bộ Rig Veda (Phệ Đà). Một mandala xưa nhất của họ là mandala chữ Om hay còn gọi là Sri Yantra. Đây là một hình vẻ gồm 43 hình tam giác, tượng trưng cho sự rung động của vũ trụ chữ Om.
Trong Phật giáo, mạn đà la được dịch là đàn, đàn tràng, luân viên cụ túc, phát sinh, tụ tập.
  • Đàn: Ở đây không phải là một hình vẻ như mandala chữ Om, mà tức là một platform vuông vức, thường thường có đặt định giới hạn rõ ràng ở bốn cạnh. Như giới đàn là một hình vuông vức; xưa kia giới đàn gồm bốn cạnh được căng dây, bốn góc có cắm cọc hoặc đặt các tảng đá làm chuẩn. Sau đó, chư tăng kiết giới, chính thức đặt định đây là chỗ truyền giới, không cho tất cả tà ma, ngoại đạo, quỷ thần tiến vào.
  • Đàn tràng: tức là bodhimanda, thường là chỗ để tác pháp, như cầu nguyện, tu hành, cung phụng, thiền định. Đàn tràng cũng như đàn, nhưng phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm rất nhiều vật trang nghiêm thanh tịnh; đàn tràng chính là chỗ để chư Phật bồ tát tụ hội, để chúng sinh tu tập, và tất cả tà ma đều không được phép vào đàn tràng.
  • Luân Viên Cụ Túc: Luân diễn tả sự chuyển động, sự sống động. Viên là vòng tròn, là sự viên mãn, là chân lý tròn đầy. Luân viên nghĩa đen là những vòng tròn sống động, nghĩa bóng là sự vận hành hoàn toàn vô ngại và sống động của chân lý, của tâm Phật. Theo Đại Nhật Kinh Sớ cuốn 4, luân viên diễn tả hình ảnh xoay vần của chư Phật khắp mọi nơi xung quanh đức Đại Nhật Như Lai, hiệp trợ đức Đại Nhật cứu độ chúng sinh thâm nhập vào cửa Phổ Môn giải thoát; đây là hình ảnh sống động biến hóa vô cùng. Mạn đà la chính là một nơi mà có đầy đủ sự vận hành vô ngại và sống động của tâm Phật (và của chư Phật bồ tát). Vì đầy đủ nên gọi là cụ túc.
  • Phát sinh: Cũng trong Đại Nhật Kinh Sớ, mandala cũng có ý nghĩa là phát sinh, tức là khởi phát và trưởng dưỡng chủng tử Phật, để sinh ra quả Phật. Chữ Phạn manda còn có nghĩa là đề hồ, (là chất do tinh chế từ sữa mà ra), chất mà mùi vị ngon nhất, cao quý nhất; thường được ví như là sự giác ngộ và cảnh giới tối cao của Phật. Như vậy thì mandala là nơi phát sinh ra chỗ giác ngộ, chỗ cư trú của chư Phật.
  • Tụ tập: Là muốn nhấn mạnh tới mandala là một nơi mà chư Phật bồ tát sẽ tập hội, tiếp thông với người tu hành. Vì lý do này nên ta đã thấy rất nhiều mandala trong thời đại sau này có rất nhiều hình vẻ của chư Phật, bồ tát.
  • Theo giáo sư Adrian Snodorass: “Thật sự ra những hình vẻ không phải là mandala, mà đúng ra nó là công cụ hỗ trợ cho sự kết thành mandala ở trong tâm thức hành giả, gọi là mandala nội tại. Do vậy, những bức tranh vẻ ấy, có thể gọi là mandala ngoại tại, vừa là thể tài của pháp giới do sự tướng tạo ra, nhưng cũng vừa là tâm thức chúng sinh. Hai phạm trù của thánh và phàm hoàn toàn dung thông vô ngại qua bức tranh vẻ. Pháp giới hoàn toàn vận chuyển trong tâm hành giả, và tâm hành giả thì thông đạt tất cả bụi trần khắp pháp giới.”

Tác dụng của mandala

  • Giáo sư David Fontana cho rằng: bản chất đặc trưng của các hình ảnh trong mandala giúp ta tuần tự tiến sâu vào những tầng tâm thức thẳm sâu (tiềm thức và siêu ý thức), mà cứu cánh là giúp hành giả đạt tới Nhất Như, một trạng thái mà từ đó vạn sự vạn vật trong vũ trụ trỗi dậy.
  • Giáo sư David Fontana cho rằng: bản chất đặc trưng của các hình ảnh trong mandala giúp ta tuần tự tiến sâu vào những tầng tâm thức thẳm sâu (tiềm thức và siêu ý thức), mà cứu cánh là giúp hành giả đạt tới Nhất Như, một trạng thái mà từ đó vạn sự vạn vật trong vũ trụ trỗi dậy.
  • Theo quan điểm của Mật Tông, thì đức Phật lúc nào cũng ở trong trạng thái giác ngộ Bất Nhị. Sự biểu hiện của trạng thái đó ở trong cõi phàm phu nhị nguyên thì gồm có 3 chỗ:
    • Nơi thân thể, gọi là ấn (mudra)
    • Nơi lời nói, ngôn từ, gọi là chú, mật ngữ (mantra)
    • Nơi tâm tư, gọi là chủng tử tự (yantra)

    Cả ba thứ, ấn, chú và chủng tử tự, đều thuộc về phần siêu ý thức, nên chúng ta không thể dùng ý thức để hiểu được. Nếu chúng có ý nghĩa thì ý nghĩa đó chỉ có thể cảm nhận trực tiếp bằng siêu ý thức chứ không bằng ý thức. Do vì không thể dùng ý thức để hiểu nên nhiều người nghĩ lầm rằng chú, ấn là vô nghĩa.
    Đối với người hành giả thì khi kiết ấn, tụng chú, quán tưởng chủng tử tự thì họ tái hiện khởi tâm thức giác ngộ của Phật. Chỗ để giúp họ tập trung để thành tựu tâm thức giác ngộ của Phật gọi là mandala. Do đó mandala là nơi mà hành giả (hoặc nhiều hành giả) tập trung tâm thức tới cực điểm.
  • Trong Đại Nhật Kinh, có đoạn như sau: “Mandala là nơi tâm thức của chư đại bồ tát an trụ. Nó cũng là nơi an trụ tâm thức của tất cả hành giả du già. Do biết như vậy, hành giả chứng ngộ toàn giác… Sự quán tưởng mandala trong tâm hành giả lành trị cơn bịnh mê muội. Nó sẽ lập tức lành trị sự mê muội trong tâm chúng sinh, và giải trừ mọi nghi nạn. Mandala không khác gì tâm thức, và tâm thức chẳng khác gì mandala. Vì sao vậy? Vì tâm thức và mandala là một. (Trích Đại Nhật Kinh, Taisho 18:41) Đây là một khẳng định sâu sắc nhất và mạnh mẽ nhất về ý nghĩa mandala vậy.

No comments:

Post a Comment