Pham Ngoc Thach, CRM chet ngay 14, thang 3, 2023
Chị tôi nói một câu rất tríết lý, "Nhờ một người chết, mà người sống mới được gặp nhau." em về gặp những người họ hàng, đây là lần đầu tiên gặp họ, có những người hơn 30 năm, có những người lâu năm rồi mới gặp nhau. Còn má của em có lần nói chuyện trong phone nói, "Biết chừng nào con mới về?" khi những người họ hàng hỏi em ở dòng nào? Em trả lời ở Dòng Cátminh, không dám nói dòng kín, lại phải rơi vào một tình huống khó sử. Vậy mà cũng có một người biết được sao dòng kín mà được về, em trả loi là vì bác là một người rất đặc biệt, và cũng may em trở về nhà dòng ở Oklahoma, sr.bề trên vẫn còn nhớ tới bác là thầy dòng Đồng Công, và mỗi năm nhà dòng đều xin các sr. cầu nguyện cho Ngày Thánh Mẫu được tốt đẹp. Và nếu như em còn ở dòng bên Indiana hay chổ khác thì họ không cho về.
Trước khi về trong 2 tuần Chúa cho em sáng tác tranh sắc màu, màu xanh cỏ non vui tươi và sống động không phải chỉ một tấm mà cả siêu tập. Xong em nhận được phone bác mất trong tuần thứ 3 Mùa Chay. Khi xuống sân bay là 12:00 giờ trưa, ba má, và cô Tuyết đón, chở đi ăn, xong rồi gặp Anh Lương, và vợ của anh. Vợ của anh dẩn đi xem Art Museum gần ở đó. Cái Museum này xây năm 2010 và bây giờ họ vẫn tiếp tục công trình xây cất, đặc biệt là người xem không cần trả tiền, vì ông chủ là Wal-Mart head quarter của thành phố này. Cái museum rất đẹp xây giữa hồ nước, và có một con suối tự nhiên. Hôm đó là ngày thứ sáu rất đông người như một cái chợ, vì học sinh nghỉ Spring break. Nếu như đi 2 tuần nữa, sẽ xem ngắm bông hoa Xuân nỡ rộ khắp nơi.
Rồi đến thứ bảy tối em ngủ ở nhà chị Loan, trưa chị chở đi ăn hủ tiếu biển ở tiệm Việt Nam. Xong rồi chị hỏi, "Em có muốn thăm ai, hoạc muốn đi đâu không?" em nói em muốn thăm chị Hương, và Tina. Nhưng rồi 2 con chị nghỉ Spring Break họ đi du lịch ở bên Italy. Thế là 2 chị em đi Mall, đã 21 năm em không được đi Mall, và rất lạ lại có duyên gặp một cái Art's Gallery. Sau khi xem xong em có nói chuyện với 2 người làm ở đó, 1 người là cô giáo dạy vẽ, và 1 người hoạ sĩ người công giáo cùng đi nhà thờ với chị em. Chị em gặp bà ở nhà thờ, nhưng không biết bà là hoạ sĩ và làm ở đây. Em nói chuyện với bà một lúc và cho bà xem trang blog artworks của mình và xem ngay cái bộ tập mình vẽ về Đức Mẹ. Nên bà mới thổ lộ bà là người Công Giáo. Bà cũng cho xem nhưng bức tranh trừu tượng treo trong tiệm bà làm, và mình nói đây là ước mơ của mình. Nhưng là một cản trở vì mình là một ma-seour, không thể làm ở đây 1 ngày được trong 1 tháng,và ở cách xa đến 4 tiếng lái xe. Và bà ta cũng thổ lộ khi xưa bà cũng có ước muốn đi tu. Những hoạ sĩ bán tranh ở đây có cái rất hay, bao nhiêu tiền bán được không phải trả chi phí cho chổ mướn. Chỉ có điều kiện là là người sống không xa hơn 1 tiếng, và làm volunteer 1 ngày trong một tháng, tuy volunteer họ cũng trả $60 dollar for 8hrs.
Xong rồi khi gặp thầy Đan, cho xem tour nhà dòng, hạnh phúc xem những tác phẩm của Vivi, hoạ sĩ nỗi tiếng của VN khi xưa, và nay. Thầy cũng dẩn xem "Precious Moment" chapel thầy dịch ra tiếng Việt là "Một Thoáng Tuyệt Vời". Khi em còn nhỏ thì có quyển sách tô màu của Precious Moment, những tác phẩm ông vẽ có cặp mất như giot nước mắt. Tác phẩm của ông cũng rất nổi tiếng trên khắp thế giới. Và ông vẩn còn sống và làm việc gần nhà. Lạ lùng lại ở rất gần nhà dòng lái xe khoảng 15 phúc. Tuy nhiên con đường vào nhà ông không dể tìm, nên được thầy dẩn xem lần này thật là đặc biệt ông sơn cả một cái chapel, ông vẽ theo kinh thánh, nhiều hình ảnh lắm, và gift shop rất nhiều tượng dể thương, khu đất của ông chọn rất nên thơ, tuyệt đẹp có một dòng sông nhỏ, và trên một cái đồi. Phải chi ông không ở nơi quê hẽo lánh như thế này thì chắc đông người tới xem. Vào đây như lạc vào một thế giới trẽ thơ đầy mộng mơ. tác phẩm ông vẽ là trẽ thơ cartoon. Trong sách thánh kinh, cũng có nhiều tranh của ông sáng tác. Hình vẽ ở tránh giữa là Thiên Đàng, trước cỗng vào thiên đàng có chữ Không còn nước mắt. (No more tear). Ông sáng tác một số lượng lớn, cả tranh và tượng được phổ biến khắp nơi trên thế giới.
Tuy có vé máy bay, nhưng tôi lại về sớm 1 ngày vì không muốn làm phiền má, má tôi chắc cũng đã mệt. Nên tôi cầu nguyện, xin về sớm một ngày thứ tư tiện đường đi cùng xe với 2 người chị bên TX. Về tới nhà lại nhớ đến 2 quyển sách thầy Thứ cho. Quyển sách đó ra đời năm 2019 có tựa đề "Duyên", Mừng 50 Kỷ Niệm Khấn dòng. Còn quyển Quote collection thầy viết cho 25 Mừng Kỷ Niệm khấn dòng. Khi về tới nhà thì miên mang đọc và hiểu biết được thầy nhiều hơn. Trong sách thầy suy niệm về lời Chúa, cuộc đời của thầy, chuyện vui, và cả lẩn cách trị bệnh viết rất phong phú, dể hiểu. Củng may khi gặp thầy tôi nói, con vẫn còn nhớ thầy ở hội giới trẽ và thầy nói "Thầy có duyên với dòng Đồng Công." Nhờ vậy mà được tặng 2 quyển sách này. Mà ờ trong đời thầy chỉ viết có 2 quyển sách để tặng chứ không bán. Ngày hôm sau gặp thầy hỏi, có đọc sách chưa? Thầy nói bây giờ đọc lại, đó là ơn Chúa làm, mình thầy không viết được như vậy. Thầy đi tu sau khi học hết lớp 9, nên thầy có tâm hồn có sao nói vậy người ơi. Nhất là những kinh nghiệm, bài học đã trải qua, tuy không làm linh mục, nhưng đã giúp rất là nhiều người. Có những người không có con, nhờ tới thầy cầu nguyện mà có con.
Viết xong bài này em mới cảm nhận được chuyến đi vừa qua là món quà bác em tặng. Khi bác còn sống là một người say mê về nghệ thuật. Đi đâu, hay gặp bác lúc nào cũng có máy chụp hình đeo trên cổ. Bác có đóng góp cho trang ảnh nghệ thuật chiêm niệm trong vietcatholic website. Có lần tình cở trong báo Mỹ National Geographic có thấy tấm ảnh sau dưới tấm hình có tên bác. Và cũng có những tấm hình nghệ thuật tuyển trong sách những người nhiếp ảnh gia. Bác đã tặng quyển tập này cho chị tôi nhân ngày Lễ Cưới. Bác chắc chụp cả triệu, triệu tấm hình, có những tấm đặc biệt như tấm hình của bà nội. Trong hòm của bác, thấy cửa hòm bên trong có tấm hình vẽ bữa tiệc ly khá lớn, vậy là bác bây giờ được Chúa mời vào tiệc ly nước trời. Khi tôi nhìn bác, tôi không thấy buồn nhưng hạnh phúc bác được về với Chúa dự yến tiệc. " Quê Trời con khao khát, quê trời là Quê hương, nơi Mùa Xuân vinh cửu, Chúa nhìn con mĩm cười."
HBTT
No comments:
Post a Comment