Tuesday, August 27, 2013

Song Sinh Lam Linh Muc

Paulo y Felipe Lizama
MỜI ĐỌC. CẢM TẠ THIÊN CHÚA CAO CẢ!   

Mẹ không phá thai, hai con song sinh làm linh mục

20 tháng Tám năm 2013 
Nguyễn Long Thao

Hai linh mục người Chile là anh em song sinh cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ CNA biết, nhờ thân mẫu kiên quyết không chịu phá thai mà hai anh em đã được sinh ra và nay trở thành linh mục.


Hai linh mục đó là cha Paulo Lizama và cha Felipe Lizama sinh ngày 10 tháng 9 năm 1984 tại thành phố Lagunillas de Casablanca.
 
Cha Felipe sinh trước, cha Paulo sinh sau 17 phút

Cha Felipe kể rằng mẹ ngài là bà Rosa Silva, khi biết mình có thai, đã xin đi chiếu điện và sau đó đã được siêu âm bào thai. Bác sĩ cho biết bào thai của bà có một cái gì lạ: “Thai nhi có 3 tay, hai cái đầu, chân thì quấn lấy nhau.”

Bác sĩ cho biết, tính mạng bà có thể bị nguy hiểm nếu giữ bào thai và cách chữa trị là phá thai. Phá thai ở Chile được luật pháp cho phép. Tuy nhiên, bà Rosa, mẹ của hai Linh Mục, đã không bằng lòng và kiên quyết từ chối lời đề nghị phá thai. Bà nói, bà chấp nhận những gì Thiên Chúa trao cho bà.

Cha Felipe nói: “Chúa đã tạo dựng bào thai song nhi. Tôi không biết các bác sĩ đã sai hay có chuyện gì”

Còn cha Paolo nói: “ Tôi thì luôn luôn nhớ tới lòng yêu thương và dịu dàng trong trái tim của mẹ tôi là người đã cho chúng tôi sự sống”.

Cha Paulo kể thêm rằng “ Khi anh ngài là cha Felipe sanh rồi, thì cuống nhau vẫn chưa đứt ra khỏi cung lòng mẹ nên bác sĩ đã đề nghị nạo bào thai để lấy cuống nhau ra. Bà Rosa Silva, mẹ của hai Linh Mục từ chối và nói bà cảm thấy còn một đứa bé nữa ở trong cung lòng. Và quả thế 17 phút sau, cha Paulo đã được sinh ra.

Trước sự kiện này cha Paolo nói: “ Chi tiết cuối cùng này có ý nghiã rất quan trọng đối với tôi. Mẹ tôi biết tôi còn ở trong bụng, tôi sinh ra trễ nhưng đã được sinh ra. Nếu bác sĩ nạo cung lòng mẹ tôi thì chắc chắn tôi đã bị thương nặng rồi”.

Câu chuyện hai cha đã được sinh ra thế nào chỉ được hai cha biết đến khi đang học năm thứ Sáu tại chủng viện

Cha Paolô kể tiếp: “Điều chắc chắn là sự khôn ngoan của mẹ tôi và tâm hồn của bà đã đúng lúc cho chúng tôi được biết chuyện kỳ diệu như thế ”

Rồi ngài kể tiếp: “Hồi tưởng lại chuyện đó trong khi trước đây tôi vẫn nghĩ rằng ơn kêu gọi làm linh mục của tôi chỉ bắt đầu từ thời thanh xuân, nhưng sau này tôi mới nhận ra rằng Chúa đã can thiệp vào đời tôi ngay
từ thuở ban đầu nhờ cái tiếng “Xin Vâng” của mẹ tôi”.
Thời còn bé, dù được lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng cả hai anh em đã mất đức tin và thôi không dự thánh lễ nữa. Rồi chính việc cha mẹ ngài ly dị mà hai anh em lại đã trở về với Giáo Hội và chịu phép Thêm Sức.

Cha Paolô kể tiếp rằng dù lúc mất đức tin, nhưng hai anh em vẫn cảm thấy mình bị hấp dẫn bởi Mình Thánh Chúa, thánh ca và việc âm thầm cầu nguyện.

Cha Felipe thì kể rằng chính cha Reinaldo Osorio đã kéo ngài trở về với Chúa. Và sau này cha Reinaldo Osorio đã hướng dẫn hai anh em trong chủng viện để lên chức linh mục.

Cha kể với cơ quan truyền thông CNA: “ Chúa đã gọi tôi, tôi nhận ra rằng chính Chúa và mọi sự trong Chúa làm tôi rất hạnh phúc. Chắc chắn tôi muốn làm linh mục”.

Điều ngạc nhiên là dù hai anh em sống gần nhau nhưng không bao giờ nói cho nhau biết về ơn kêu gọi của mình. Cha Paolo nói “ Tôi không biết anh em tôi ai đã nghe tiếng Chúa gọi trước, nhưng tôi nghĩ Chúa đã chọn đường lối tôn trọng sự tự do đáp trả của anh em tôi.”

Tháng 3 năm 2003, cả hai anh em gia nhập chủng viện. Ban đầu gia đình băn khoăn về quyết định của họ, nhưng sau một năm sống trong chủng viện, mẹ ngài thấy hai con hạnh phúc nên bà đã an tâm.

Vào ngày 28 tháng 4 năm 2012, hai anh em song sinh, thầy Felipe và thầy Paulo chịu chức linh mục và cử hành lễ mở tay tại quê hương của các ngài là Nhà Thờ Đức Mẹ Ban Ơn ở Lagunillas.

Sau một năm chịu chức, giờ đây cha Felipe phục vụ tại giáo xứ Thánh Martin of Tours ở Quillota, và cha Paolo phục vụ tại giáo xứ Đức Mẹ Mông Triệu tai Achupallas.

Kết thúc câu chuyện về đời mình với CNA Cha Felipe nói: Chúa không làm chuyện linh tinh với chúng ta. Ngài muốn chúng ta hạnh phúc, và chức linh mục là ơn gọi tuyệt vời làm chúng tôi vô cùng hạnh phúc.

Còn cha Paolô kết luận “ Theo Chúa Giêsu không phải là dễ, nhưng là chuyện tuyệt vời. Chúa Giêsu, Giáo Hội và thế giới cần chúng ta, nhưng không phải cần bất cứ bạn trẻ nào, mà chỉ cần bạn nào được trao ban sự thật của Thiên Chúa để chính đời sống họ sẽ chuyển tại sự sống, nụ cười của họ mang theo niềm hy vọng, diện mạo của họ chuyển tại đức tin, và hành động của họ sẽ mang theo niềm tin yêu
 



I Love You Jesus

Jesus
Hinh Chan Dung Jesus by: HBTT
 
Great Hearts
The greatest heart that ever beat
Was in some patient soul
That found day's common duties sweet,
And found God makes life whole.
 
Loreta Inman
 
Gởi Chúa Giesu
 
Giesu của lòng con khao khát
 Ngài là bài hát Tình Ca
 Bài tình ca vô tận....
 Ở vùng núi Cao Nguyên
                                          Trái tim Người biết rõ
                                          Sơ tuổi hạc khốn khó
                                          Một mái nhà phải lo
                                          Đang làm dang dỡ
                                          Bỏ xó, chưa xong.
E  nắng, mưa, gió
Lâu dài tệ hại
Lại tốn kém hơn.
 
                                              Năm học mới
                                             Bé thơ 106 đứa
                                            Cấp 2 và cấp 3
                                            Thêm nữa là 95
Con băn khoăn giùm....
Xin Nguoi đoái thương
 Gởi người tới giúp.
 
HBTT
 

Chan Dung cua Jesus by: HBTT
 
 
"Anyone who sets off on the path of doing good to others
is already drawing near to God, is already
sustained by his help, for it is characteristic of the divine light to brighten
our eyes whenever we walk toward the fullness of love"
 
 
 
 
Design by :HBTT
 
Many people mistake our work for our vocation. Our vocation is the love of Jesus.

Mother Teresa 

Saturday, August 24, 2013

KHÔNG NÊN THÁNH THÌ UỔNG LẮM !

Design from HBTT
 
KHÔNG NÊN THÁNH THÌ UỔNG LẮM !


Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 21 TN C
 
Năm 1980, anh em tôi gặp lại cha Phaolô Huỳnh Ngọc Cảnh ( Chánh xứ Trung Tín, Quảng Ngãi, Giáo Phận Quy Nhơn ),  tại Căn Cứ 2, ngài đang làm chánh xứ Trung Ngãi, Giáo Phận Xuân Lộc.
 
“Chúng con chào cha”. Mừng quá, ngài nói: “Hoàng, Viện đó hả ! đang ở đâu ?” – “Thưa cha, tụi con ở Bình Tuy” –  “Ông bà già thế nào ?” – “Dạ, cũng đang ở Bình Tuy, làm rẫy” – “Vậy mà cha tưởng các con đi vượt biên cả rồi” – “Làm sao mà đi được cha. Cũng phải có ơn gọi xuất ngoại mới được đó !” – “Ồ, thế thì ở lại Việt Nam mà không nên thánh là uổng lắm đấy nhé !” 
 
Cha bảo hai anh em ở lại ăn trưa với cha. Bữa cơm đẫm lệ: một chén cơm trắng, bốn cái củ khoai, hai con cá trích mặn, ba cha con chia nhau. “Có người chỉ ăn toàn củ nần thôi đó con. Mùa năm rồi mất trắng”.
 
“Ồ ! Thế thì ở lại Việt Nam mà không nên thánh là uổng lắm đấy nhé !” Tôi nghĩ câu nói của cha vừa là lời cảm thông, an ủi, vừa là khuyến khích chúng tôi chấp nhận và tận dụng cơ hội Chúa ban để sống và giữ vững Đức Tin trong tình thế thực khó khăn, trong hoàn cảnh thật bi đát. Bữa ăn của cha nói quá nhiều điều. Câu nói và cuộc sống ấy hẳn đã thực hiện đúng Lời Chúa hôm nay: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào”.
 
Trở về, chúng tôi chia sẻ câu nói của cha cho mọi người trong nhà, trong xóm và Giáo Xứ. Mọi người thấy ấm lên một niềm vui sống vì lý tưởng công chính, lý tưởng nên thánh hơn là buồn phiền chán nản trước cái đói, cái khổ, cái cùng cực chưa từng có. Người người sốt sắng kinh nguyện ngay trên rẫy trên nương. Nhà nhà đọc kinh chung tối sáng. Nhà Thờ xa, không có Linh Mục, lại không có phương tiện nào khác hơn đi bộ và xe đạp, mà Chúa Nhật nào cũng đông tràn ra ngoài. Mọi người chia sẻ cho nhau từng chút mắm muối, cái củ nần, củ khoai, nửa con cá khô, hạt gạo cỏ le qua bữa…
 
Ủy Ban Nhân Dân xã nằm cạnh Nhà Thờ, vì xây dựng trên đất của Nhà Thờ, nên mọi sinh hoạt ở Nhà Thờ trước mắt họ. Tội nghiệp, chú em tôi tập hát cho ca đoàn tại Nhà Thờ, rồi tại nhà, không xong, anh em ca đoàn hẹn nhau làm vần công tập hát ngay trên ruộng, đông, đủ. Thế mà chú và vài người vẫn bị mời lên mời xuống vì tội hội họp không có phép.
 
Hoàn cảnh có làm cho con người ta nên thánh không ? Tôi cảm ơn Cha đã nhắc nhở để cách nào đó chúng tôi biết Chúa không nói gì, nhưng ngài biết cả. Ngài đang dùng những biến cố, những hoàn cảnh mà thanh luyện Đức Tin của con cái người. Chúa luôn ban cho con cái mình điều tốt nhất. Đừng lầm tưởng hoàn cảnh xấu ấy là một tai họa.
 
Thiết tưởng hoàn cảnh không thuận tiện, cách nào đó, cũng là “lối hẹp” mà Chúa ban cho để con cái Ngài tiến vào Nước của Người. Gọi là “cách nào đó” vì  thực ra, tự nó, hoàn cảnh, biến cố không giúp gì, nếu chúng ta không trân quý nó như ân lộc Chúa ban, không lắng nghe suy gẫm điều Chúa muốn nói qua đó, không tận dụng tối đa để thực thi Lời Chúa dạy.
 
Tìm đến Chúa trong hoàn cảnh bi đát ấy có phải đã là công chính không ? Hay đó là loại đạo đức cảm tính, loại đạo đức cầu lợi, cầu an ? Con người ta chỉ nhớ đến Chúa, kêu cầu Chúa lúc lâm cảnh khốn cùng, lúc bế tắc, lúc bí lối trong cái túi của số phận nghiệt ngã ? Con người ta chỉ tìm đến Chúa lúc sa cơ tàn mạt, thất bại trăm bề, lúc cùng cực bi đát, nợ nần chồng chất, sỉ nhục tràn trề ? Như thế là giữ đạo cho mình hay giữ đạo cho vinh danh Chúa ? Thiết tưởng, cách sống đạo đức ấy vẫn chưa hẳn là công chính theo ý Chúa muốn. Câu trả lời rất cụ thể khi hoàn cảnh đã thay đổi.
 
Năm 2000, Cha Gioan NVH cho biết Giáo Dân Việt Nam mà cụ thể là Giáo Xứ cha ít đi Lễ hơn rồi, từ khi có cơm trắng cá tươi, và nhất là khi có điện, có tivi, có xe máy… Ấy là năm 2000, kinh tế có phần khá khá hơn tí, mà đã quên Chúa rồi, huống là năm 2013 thì sao ? Tôi bỗng nhớ lại cha Phaolô và câu nói của ngài: “Ở lại Việt Nam mà không nên thánh là uổng lắm đấy nhé !”
 
Hóa ra chúng tôi đã hiểu lầm ý cha chăng ? Ý cha bảo là chấp nhận hoàn cảnh để “nên thánh” kia mà ! Nên thánh đâu chỉ là chấp nhận hoàn cảnh ấy để chỉ nhớ tới Chúa mà kêu cầu ngài ban ơn này, ơn nọ, rồi hết cái hoàn cảnh bi đát đó, lại quên !
 
Như vậy, con đường hẹp mà Chúa muốn chúng ta đi, không phải là con đường hẹp do hoàn cảnh xã hội tạo nên, mà là con đường hẹp Chúa Giêsu đã đi và chính mình chọn lựa để bước theo.
 
Chiến đấu để đi con đường hẹp phải là tự mình buông khỏi những lệ thuộc quá đáng vào những thực tại trần gian hấp dẫn, để hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu.
 
Chiến đấu để đi con đường hẹp là xóa khỏi lòng trí những vấn vương mùi đời, xóa khỏi tâm hồn những đam mê bất chính, xóa cho trắng tay những nắm níu phù du mà tưởng là vĩnh cửu.
 
Chiến đấu để đi còn đường hẹp còn là gọt bỏ cái tôi, cái tài, bỏ bớt hành lý phù vân cồng kềnh, bỏ bớt lòng tham bận bịu, bỏ đi những khao khát bất chính, bỏ cả trí hiểu tưởng siêu phàm để chỉ còn là một lòng tín thác vào Chúa Giêsu.
 
Trong bài thơ “Buông 2”  ( Thi Ca Cầu Nguyện số 129 ), tác giả Ả Giang Hồ viết:
 
“Em gọt cái tôi nên nhỏ lại
Cho vừa lối hẹp đến trời cao
Em dũa cái tài thành bé tí
May ra mới lọt cửa mà vào

Em bớt hành trang ngày một xíu
Cho đỡ cồng kềnh bước thấp cao
Em bỏ phù vân luôn bận bịu
Mới hay nhẹ bước đến chừng nào

Em bại cánh tay thèm nắm níu
Ngộ mình dại dột khát hư không
Em đốt tiêu tan muôn trí hiểu
Chỉ còn một phó thác trinh trong…”
 
Vâng, đường hẹp là con đường của Chúa Giêsu, là con đường nên thánh. Chính Chúa Giêsu đã mở ra cho chúng ta con đường khiêm cung tự hạ, con đường phục vụ hy sinh, con đường Thánh Giá để làm cho chúng ta nên công chính, nên thánh.
 
Nhưng, xin đừng lầm tưởng những người làm các việc đạo đức như dâng lễ, rước lễ, đọc kinh, từ thiện, giảng dạy… là các thánh nhân, là những người vào trước trong Nước Thiên Chúa, như bao người lầm tưởng: “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi”. Bởi vì, không phải các việc đạo đức ấy làm cho ta nên thánh, nhưng chỉ có lòng yêu mến Chúa Giêsu và khát khao nên một với Ngài mới làm cho chúng ta nên thánh, nên công chính. Ý hướng ấy, sách tu đức gọi là “ý ngay lành”.
 
Hèn chi, Chúa Giêsu đã cảnh cáo những người đồng bàn với Chúa, đã nghe Lời Chúa giảng dạy rằng: "Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính !” 
 
Bạn và tôi, những người sớm được Chúa kêu gọi vào Hội Thánh Chúa, chúng ta cần xem xét lại các việc đạo đức của mình có ý ngay lành là “yêu mến Chúa và khát khao nên một với Người không” mới hy vọng vào được Nước Người.
 
Lạy Chúa Giêsu, cả cuộc đời chúng con, nếu không nên thánh thì uổng lắm. Nếu không được vào Nước Chúa thì uổng lắm. Xin cho chúng con biết yêu mến Chúa, yêu mến con đường thập giá Chúa đã đi, con đường hẹp dẫn chúng con vào Nước Thiên Chúa. Amen.
 
PM. CAO HUY HOÀNG, 22.8.2013
 

Tác giả:  PM. Cao Huy Hoàng

Friday, August 23, 2013

St.Edith Stein



St. Edith Stein tranh ve cua HBTT

Edith Stein
có thể được công nhận là tiến sĩ Hội Thánh
và là quan thầy của phong trào mới
bênh vực quyền bình đẳng của phụ nữ

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Edith Stein có thể được công nhận là tiến sĩ Hội Thánh và là quan thầy của phong trào mới bênh vực quyền bình đẳng của phụ nữ (New Feminism)?
 Roma - (Zenit 19/5/2000) - Thánh Edith Stein, đồng quan thầy của Âu Châu với thánh Brigida của Thụy Ðiển và Thánh Catherine thành Siena, cũng có thể được công nhận là Tiến Sĩ Hội Thánh.  Tin này đã được linh mục Abelardo Lobato, giám đốc Giáo Hoàng Học Viện Thánh Toma tại Roma, loan báo nhân một buổi thuyết trình tại Hội Nghị Quốc Tế về chủ đề "Một Phong Trào mới về Nữ Quyền cho một Thiên Niên Kỷ Mới" (A New Feminism for a New Millenium), do Học Viện Giáo Hoàng "Nữ Vương Các Thánh Tông Ðồ" (Regina Apostolorum) đứng ra tổ chức.  Theo linh mục Lobato, công việc dẫn tới việc nhìn nhận thánh Edith Stein là tiến sĩ Hội Thánh đang được xúc tiến. Cha nói như sau: "Cùng với Simone de Beauvoir và Simone Weil, Edith Stein là một trong những phụ nữ lẫy lừng nhất của thế kỷ 20, được nổi tiếng qua những tư tưởng sáng tạo, tài trí về triết học và sự quan tâm đối với vấn đề của phụ nữ. Trong những năm vừa qua, ba yếu tố này đã đưa tới việc Edith Stein được công nhân là vị tử đạo, phong chân phước, và sau cùng được phong thánh và trở thành đồng quan thầy Âu Châu. Giờ đây chúng ta đang tiến tới việc công nhân Thánh nữ là Tiến Sĩ Hội Thánh, một vinh dự mà cho tới nay chỉ có 3 người phụ nữ khác được giáo hội ban tặng, đó là: Thánh Catarina thành Siena, Thánh Têrêsa thành Avila và Thánh Thêrêsa thành Lisieux".  Cha Labato xác nhận rằng việc công nhân thánh Edith Stein là Tiến Sĩ Hội Thánh cần phải có thời gian, tất cả đều tùy thuộc nơi Bộ Giáo Lý Ðức Tin. Tuy nhiên, ÐTC Gioan Phaolô II đã bày tỏ sự ủng hộ của ngài và đã yêu cầu Bộ Giáo Lý Ðức Tin tìm hiểu để xác định xem có thể công nhận nhà triết học và thần học này là Tiến Sĩ Hội Thánh hay không? Nếu điều này trở thành hiện thực, thì qua đó, giáo hội công giáo nhìn nhận rằng những tư tưởng của thánh Edith Stein là đóng góp nổi bật và hiệu lực trong mọi thời đại giúp đào sâu hiểu biết và liên lạc giữa mầu nhiệm của Thiên Chúa với đời sống Kitô. Thánh Edith Stein được sinh ra trong một gia đình Do Thái vào năm 1891, đậu tiến sĩ triết vào năm 1916, một điều hiếm có đối với một phụ nữ vào thời đó. Sau khi đọc tiểu sử của Têrêsa thành Avila, Edith Stein theo đạo công giáo; và gia nhập dòng Camêlite ở Cologne bên Ðức với tên dòng là Thêrêsa Benedicta Thánh Giá. Giữa lúc cuộc bách hại người Do Thái từ Ðức Quốc Xã ngày một khốc liệt hơn, vì lý do an toàn, Edith Stein di chuyển sang Hòa Lan, nhưng cũng không thoát khỏi mật vụ Ðức. Ngày 2 tháng 8 năm 1942, Edith Stein bị công an mật vụ Ðức bắt và đưa tới trại tập trung Auschwitz ngày 7 cùng tháng. Hai ngày sau, cùng với một số tù nhân khác, Edith Stein bị giết chết trong lò hơi ngạt.
 
 



Tuesday, August 20, 2013

BÓNG GIÁO ĐƯỜNG NƠI TRẠI PHONG

10.jpg
 








Ngày tôi dâng Thánh lễ tạ ơn Linh mục ở quê nhà là một ngày có những kỷ niệm in sâu.  Giữa bao nhiêu khách mời, có một nữ tu đến muộn.  Muộn vì chị ở một nơi xa.  Xa cả khoảng cách không gian, và xa cả khoảng cách tình người.  Chị sống với những người cùi ở Tây Nguyên, nơi con người ngại lui tới.  Chị không gọi họ là "cùi," chị gọi họ là những người "phong," để làm dịu đi thực tế của căn bịnh, và làm dịu đi cái ấn tượng về những con người kém may mắn này.
 
Hơn 30 năm trước, chị dạy tôi giáo lý và cách sống đạo, rồi chị sống những điều chị dạy.  Tha nhân, niềm đau khổ, tình thương, và lòng cảm thông không còn là bài giáo lý trên những trang sách.  Chị biến những trang sách bằng giấy, thành trang sách của tâm hồn.  Rời giáo xứ ấm áp tình người, để đến nơi xa xôi thiếu bước chân con người.  Những hình ảnh tưởng chừng như chỉ có trong tiểu thuyết.
 
Hôm nay chị ghé qua nơi giáo xứ mà chị đã phục vụ khi tuổi còn thanh xuân, để xem người học trò năm xưa dâng lễ tạ ơn.  Chị không lái xe.  Người tài xế đưa chị bằng xe Honda là một người cùi.  Chị không ngại ngồi bên anh, tình thuơng phục vụ lớn lao hơn sự sợ hãi.  Chị đã lặng lẽ ngồi bên cạnh những người cùi cả một quãng đời dài.
 
Chị gần họ, hiểu nỗi đau và niềm cô đơn.  Cô đơn trong tình người, và cô đơn giữa những người cùng đạo.  Chị hiểu hơn điều này khi thấy người bạn cùi cùng với chị đến gần với giáo đường hôm nay, nhưng anh thấy mình thật xa lạ.  Anh ngại đứng bên những người lành lặn, nên chọn một góc xa cho riêng mình ở phía cuối cổng giáo đường.  Anh không ngại đứng xa, vì cả cuộc đời, anh đã sống ở một góc xa ở phía cuối cổng cuộc đời.
 
Anh nhìn những bước chân vội vã của trẻ thơ đi về giáo đường, những chiếc áo dài thướt tha của xóm đạo, những bộ vét sang trọng của người đi tham dự lễ tạ ơn, và cả những chiếc áo dòng bóng bẩy của nhiều tu sĩ trẻ.  "Giáo hội sang trọng quá," anh thốt lên với người nữ tu khi tan lễ.  Chị cũng tỏ ý đồng tình,  "Ừ, vui hơn ở trong trại cùi."
 
Trại cùi có gần một trăm em, không kể người lớn.  Nó ở một nơi hẻo lánh của miền tây nguyên.  Mảnh đất núi đồi, thiếu thốn phương tiện.  Thiếu thốn nhất là nguồn nước, điều kiện cần thiết cho những người bịnh phong tắm rửa mỗi ngày.  Các em sinh ra không có sự chọn lựa cho số phận của mình, vậy thì làm sao có được những bước chân rộn rã như trẻ thơ xóm đạo.  Người nữ tu biết những thánh lễ nơi xóm đạo là vui, nhưng lại chọn đến ở một nơi buồn.
 
Chị mang hình ảnh giáo đường đến với những con người vì số phận không dám đến với giáo đường.  Trong ý nghĩa sâu xa nhất, chị là hình ảnh của giáo đường.  Thầm lặng, không rộn vang tiếng hát, không có những tà áo dài thiết tha, nhưng có nhịp thở và trái tim rung cảm của cảm thông.
 
Ở nhiều nơi, giáo đường không có Thánh lễ nên giáo đường trở nên trống trải.  Nhưng có Thánh lễ mà không tiếp tục lễ hy sinh trong cuộc sống thì vẫn chỉ là những nghi lễ hững hờ.  Khi Chúa Giêsu truyền dạy, "Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy," Chúa không chỉ có ý truyền cho giáo hội cử hành Thánh lễ mỗi ngày nơi bàn thờ, mà là truyền dạy sống Bí Tích Thánh Thể qua hành động như Ngài hành động: trở nên bánh và rượu để nuôi dưỡng sự sống cho thế giới.  Mỗi một nghĩa cử yêu thương là bánh, mỗi một chọn lựa hy sinh, dâng hiến là rượu.  Tình yêu trao ban và lòng hy sinh làm nên thánh lễ cuộc đời.  Người mẹ thức khuya lo lắng cho con, người cha lam lũ cho cuộc sống tươi xinh của gia đình, hay như người nữ tu hiến dâng một đời cho những con người bất hạnh, tất cả đang sống mầu nhiệm Thánh Thể. Trở nên bánh và rượu cho anh chị em mình là đang tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô.  Thánh lễ trở nên thiết thực quá, không riêng gì cho Linh mục, nhưng cho tất cả mỗi Kitô hữu, biết sống cho tha nhân.
 
Khi Thánh lễ Tạ Ơn Linh Mục kết thúc, người nữ tu đến chào.  Ánh mắt chị vui, long lanh, xen nỗi xúc động.  Chị nói, "Chị đến xem em dâng lễ ra sao!  Vui quá".  Thánh lễ vui thật vì có hoa, có nến, có ca đoàn rộn vang tiếng hát, có tấp nập bước chân, có cả quay phim và tiệc mừng nữa.  Nhưng Thánh lễ vui chỉ là khởi điểm bắt đầu của hy lễ hiến tế.  Để mời gọi sống những Thánh lễ trong cuộc đời có niềm vui xen lẫn nước mắt, có hạnh phúc và đau khổ, có nhận lãnh và mất mát, được yêu thương và có cả phản bội nữa.
 
Tôi nói với chị, "Thánh lễ em dâng hôm nay có hoa, có nến, có rộn vang tiếng hát, và có ngàn nụ cười trên môi.  Còn thánh lễ chị dâng trong cuộc đời bên những con người đau khổ, thiếu vắng nụ cười, để nuôi dưỡng sức sống và niềm hy vọng cho một phần thân thể đau khổ của Đức Kitô, thật sự là sống trọn vẹn bí tích Thánh thể: trở nên bánh rượu cho thế giới."
 
Khi nắng chiều xuống dần, chị theo xe cùng người bạn cùi trở về nơi xa xăm.  Tôi đứng nhìn bóng dáng họ khuất dần theo nắng nhạt.  Ở phía xa, lác đác ánh điện đường bắt đầu sáng.  Xe chị không dừng lại giữa phố phường sáng rực, nhưng lăn lóc qua những làng quê tĩnh lặng, mộc mạc, khuất lấp giữa núi đồi.  Chị mang Thánh Lễ và mang cả bóng Giáo đường đến với nhiều cuộc đời ngổn ngang đang sống ở nơi xa xăm nhất của tình người.  Tôi nhìn bóng dáng chị, rồi nghĩ đến Thánh Lễ đời mình.

Những năm Linh mục qua đi với nhiều Thánh lễ nơi bàn thờ, nhưng lòng vẫn mãi băn khoăn, bao giờ mình mới sống trọn vẹn mầu nhiệm Thánh thể như người nữ tu ấy.  Bao giờ mình mới trở nên bánh rượu đích thực như chính Đức Kitô để nuôi dưỡng sự sống cho thế giới?  Hiến lễ nào cũng có giây phút bắt đầu, nhưng kết thúc lời kinh lại chỉ diễn ra qua những hành động trao ban.  Cuối Thánh Lễ sáng nay, tôi nguyện thầm với Chúa:
 
Lạy Chúa, xin cho thánh lễ con dâng mỗi ngày giúp biến đổi nghi lễ thành hành động yêu thương.  Xin cho lời truyền của Thầy Chí Thánh "Hãy làm việc này mà nhớ đến thầy" thôi thúc chúng con hành động vì tha nhân, như hình ảnh người nữ tu hao gầy trở nên bánh rượu cho một phần nhân loại khao khát tình người.  Có khi phần nhân loại khao khát ấy lại chính là những con người cụ thể luôn hiện diện trên từng lối đi của đời con.
 
Nếu lễ dâng được cử hành mỗi ngày nơi giáo đường, thì hành động trao ban của chúng con cũng cần được diễn ra nơi bàn thờ của cuộc sống như một hy lễ nối dài.  Nếu được như thế, Thánh thể sẽ trở thành nguồn sức sống cho gia đình con, cho cộng đoàn, và cho cái thế giới quanh con đang cần được nuôi dưỡng bằng niềm hy vọng.  Những Thánh Lễ ấy, tuy không có tiếng hát, không có hoa, có nến, không có những bài giảng hùng hồn, nhưng lại là những Thánh Lễ mang đến sức sống cho nhiều tâm hồn.  Con không thể mang Giáo đường vào cuộc sống, nhưng xin cho con trở nên bóng giáo đường giữa lòng đời, như người nữ tu hao gầy bé nhỏ, nhưng có một trái tim có khi lớn lao hơn cả những Giáo đường lộng lẫy nhưng thiếu vắng tình thương.
 
Nguyễn Thảo Nam
 

Thursday, August 8, 2013

Wheat

 
wheat design cua HBTT

Hạt Lúa thối đi sẽ sinh nhiều bông hạt


 
Tác giả: 
Tuyết Mai
 
 
"Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. (Ga 12, 20-33).

Có phải những Lời Chúa nói ở trên như là một mệnh lệnh hay là Lời của Khuôn Vàng Thước Ngọc được thốt ra từ môi miệng của Người mà chúng ta là con cái Thiên Chúa, phải nghe, phải hiểu, và phải thực hành để được hạnh phúc khi chúng ta muốn theo Ngài và muốn được trở nên giống Ngài?.    Có nghĩa là chúng ta phải bắt chước Ngài là chấp nhận cái chết như hạt lúa mì phải được rơi xuống đất và thối đi thì nó mới sinh được nhiều bông hạt. "Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời".
 
Vâng, quả thật ai yêu sự sống mình trên trần gian này thì sẽ mất, là mất thật, mất tất cả những gì thuộc về mình để đánh đổi với những gì chúng ta yêu chuộng trên trần gian này; mà trần gian này thì chỉ là ảo tưởng, là mơ mộng, là những gì sẽ không bao giờ mang lại cho chúng ta hạnh phúc thật; hay cho chúng ta sự bảo đảm hay bảo toàn ngay trên nhân mạng và linh hồn sống đời đời của chúng ta. Đó là sự thật. Vì trần gian này trong một sớm một chiều chúng sẽ qua đi và có phải tất cả (chúng) sẽ trở thành hư vô? Hay tất cả sẽ trở thành vô nghĩa sau cái ngày chúng ta vì lý do nào đó qua đời một cách bất đắc kỳ tử, ngay khi chúng ta không trông đợi cái ngày ấy đến?.

Có phải vì chúng ta quá đam mê để được sống mãi sống hoài trên trần gian này?.   Có phải vì chúng ta luôn ôm mãi một mộng lớn là sẽ được hưởng và nếm qua tất cả những gì ma quỷ đem lại cho chúng ta trong cuộc sống phù du của trần gian này?.   Mà ngày nào chúng ta chưa nếm, chưa có, chưa được, thì chúng ta vẫn còn thèm thuồng, khao khát, mơ ước và chưa muốn được rời khỏi nơi chốn tạm du đầy những gì là không tưởng như chúng ta vẫn thường nghe các ông mê thịt cầy hay nói câu: "Phải ăn cho được miếng dồi chó chứ xuống dưới âm phủ biết có còn ăn được hay không?".   Ấy, cuộc đời trần thế dưới con mắt của tôi và của rất nhiều anh chị em vẫn còn thèm thuồng như thèm ăn cho được miếng dồi chó mà tôi thiết tưởng còn hơn gấp ngàn lần thế nữa!.   Vì có phải tôi và anh chị em chỉ thèm có thế mà cho là đủ đâu!.   Tôi thiết nghĩ chúng ta cứ nhìn vào 10 Điều Răn Chúa đặt ra cho chúng ta, có nghĩa là cả 10 Điều chúng ta phạm đủ cả 10, vì đó là những điều tội lỗi mà chúng ta thèm khát ao ước để chiếm đoạt cho đủ????.

Chúng ta sống trên trần gian này tính theo thời gian của con người thì có người cuộc sống mới chỉ là bắt đầu từ tiếng khóc đầu tiên và là đầu đời. Có người thì còn đang còn mài đũng quần dưới mái nhà trường, người thì đã thành nhân và thành tài, người thì tóc đã ngả sang mầu muối tiêu, người thì đang tranh đấu hơi thở của mình trên giường bệnh. Nhưng có phải cuộc đời là những gì thật mông lung thật mơ hồ không tiên đoán hay định trước cho được?.   Có bao nhiêu người đang ở lứa tuổi gần đất xa trời, mà thử hỏi xem mộng ước của anh chị em này trong cuộc đời đã được bao nhiêu lần là toại nguyện, là được thỏa mãn với giấc mơ không bao giờ thành, mà toàn phải đi vòng quanh những mộng ước ấy?.  
 
Thử hỏi xem đối với nhân loại con người, định nghĩa cuộc đời trần gian này hạnh phúc là được những gì?.   Thử hỏi xem nếu Chúa cho chúng ta sống thêm 100 tuổi nữa thì ai sẽ muốn sống nữa?.   Nếu có thì ai còn muốn theo đuổi tiếp tục những gì trong quá khứ chúng ta từng thất bại?.   Thử xem những khát vọng sống lâu, sống thọ, mong cho sự sống muôn đời trên thế gian này sẽ cho chúng ta được gì mà chúng ta thích sống thọ đến thế?.

Tâm lý chúng ta khi sinh ra và sống trên cõi đời này thì có phải chúng ta chỉ biết có một nơi này mà thôi hay không?.   Không ai trong chúng ta được biết hay chưa từng có kinh nghiệm sống ở một nơi khác ngoài cuộc sống trên trái đất này, nên chúng ta rất ư là ngại ngần khi phải nói đến những chuyện xa xôi, viễn vông, và nhất là nói đến một Nơi mà ngay cả chúng ta đây còn rất là ngờ ngợ.   Phải nói thật là rất nhiều lúc chúng ta không muốn bàn đến cái chuyện mà người đời cho là không hay đó! Có phải không thưa anh chị em?.
 
Thì chuyện được mơ được mộng là chuyện thường tình của cuộc sống của con người, thiết tưởng không có gì là xa lạ là khác thường cả!.   Bởi có mơ mộng thì mới cho chúng ta có được tương lai và để chúng ta nhất quyết hơn với những gì chúng ta đặt làm chuẩn để mà đi tới?.   Bởi chúng ta được dậy dỗ từ nhỏ là phải biết sống và nhìn xa trước mặt, có thế ta mới đi tìm hiểu những điều chúng ta muốn có xa quá ngoài tầm tay hay không?.   Và điều chúng ta mong muốn có thực tế hay không?.   Và điều ấy nếu được có dẫn đưa chúng ta đến được sự sống muôn đời, hay dẫn đưa chúng ta thẳng đến địa ngục; của sa đọa của tội lỗi ngút ngàn mà làm chúng ta phải sống muôn đời xa lìa Thiên Chúa?.   Để được cả thế gian mà phải mất linh hồn và sự sống hạnh phúc muôn đời bên cạnh Ba Ngôi Thiên Chúa, thì có phải là điều chúng ta mong ước khao khát được thế hay không?.

“Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó”. Lời Chúa nói trên đây chúng ta nghe có khó hiểu lắm hay không?.   Tại sao khi chúng ta yêu sự sống của chúng ta thì chúng ta sẽ mất sự sống của mình? Còn ai ghét sự sống của mình ở đời này thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời?.   Có phải ý của Chúa muốn nói là khi chúng ta yêu và quý trọng chúng ta quá đáng thì chúng ta không còn thấy được ai chung quanh ngoài con người và những gì thuộc về chúng ta?.   
 
Nhất nhất chúng ta chỉ chú tâm đến mình và chỉ quan tâm đến mình. Ai ra sao mặc ai.   Ai đói nghèo và khốn khổ cũng mặc.   Ai có bệnh tật khổ hạnh và đói nghèo cũng mặc.   Vì họ chẳng phải là mình.   Lo cho họ thì tức sẽ hao hụt thì có đâu mà còn có thời giờ và tiền bạc để mà lo cho chính mình nữa chứ!.   Và còn ai ghét sự sống của mình ở đời này sẽ giữ được đó muôn muôn đời, có nghĩa là sao thưa anh chị em?.   Có phải chăng khi chúng ta không nghĩ đến hay quên mình thì chúng ta sẽ quan tâm và lo lắng nhiều đến anh chị em chung quanh của chúng ta hơn?.

Có phải sống như thế mới gọi là đồng lao và đồng khổ, và có thế chúng ta mới sống tốt đẹp trước tôn nhan Thiên Chúa?.   Có thế chúng ta mới sống đúng với 8 Mối Phúc Thật.   Có thế chúng ta mới sống đúng và giữ đúng 10 Điều Răn Của Chúa.   Là trước kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, hết linh hồn, hết lòng, và hết trí khôn; Sau lại yêu thương người như mình ta vậy!.   Và đó là Ý Chúa muốn chúng ta phải sống trên cõi đời này.   Và đó mới là ý nghĩa của Chúa nói là: "Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó".
 
Vì có phải Chúa Giêsu Ngài là Con Một Thiên Chúa đã phải xuống trần gian chịu khổ hình vì con người tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã phải chịu sinh ra đời trong một nơi dơ dáy và hôi tanh nơi Hang Lừa hay không?.  Và Ngài chịu sống khó nghèo làm con của hai ông bà Giuse và Đức Maria không là gì trong xã hội đó không?.   Và tội vạ gì để Chúa Giêsu phải đến đúng thời kỳ Ngài chịu Khổ Hình Trên Thập Giá chết cho con người vô ơn bội phản của nhân loại con người của chúng ta?.   Có phải vì con người chúng ta phạm quá nhiều tội lỗi?.   Có phải vì Thiên Chúa quá yêu nhân loại trần gian, Ngài phải xuống trần để học hỏi và tìm hiểu lý do vì sao nhân loại của chúng ta lại ra chai đá, ngu muội, và u mê như thế này, mà từ khi thiên thai lập địa con người không bao giờ thay đổi?.   Và chỉ có một cách duy nhất Thiên Chúa Cha đã hy sinh để Thiên Chúa con giáng hạ xuống trần gian để làm Gương Sống để dậy dỗ và chết thê thảm trên Thập Giá tang thương, cho con cái nhân loại chai đá cứng lòng này noi theo.

Có ai sẽ sống hoài đến vạn niên để sẽ còn biết trần gian này chúng sẽ trở thành gì? Và không biết những gì thuộc về trần gian này chúng sẽ biến đi đâu?.    Không ai sẽ biết được điều đó, ngoài Thiên Chúa, phải không thưa anh chị em?.   Thế sao ngay tại bây giờ, chúng ta lại không thiết tha mong cho được những sự thiện hảo để được đẹp lòng Thiên Chúa và Nước Trời của Ngài? Để: “Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó”.

Lậy Chúa Giêsu! "Chúa nói: Đã đến giờ Con Người được tôn vinh". Xin cho tất cả con cái u mê và dại dột của Chúa cũng được chết và thối đi như hạt lúa mì mà Chúa ám chỉ.   Để chúng con không thiết tha sự sống trên trần gian này, mà hãy chết đi trong sự mê đắm danh lợi thú trần gian này.   Để chúng con hy sinh sự sống đời này của chúng con mà tha thiết sự sống muôn đời qua việc bác ái, tương thân tương ái, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, hay lá rách đùm lá tả tơi.   Để ao ước mong cho được sự sống muôn đời trên Nước Hằng Sống, một nơi có Chúa, Mẹ, và toàn thể triều thần Thiên Quốc; cùng sống hạnh phúc muôn thuở muôn đời bên tất cả anh chị em của chúng con. Một nơi không còn tham sân si và sinh bệnh lão tử nữa! Amen.
 
** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:
     http://www.youtube.com/watch?v=Bw3_rG7-DYY
     (Thân Con Tội Lỗi Vô Dụng)
    
 
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai 
 

 
 st. Charbel tranh cua HBTT
 
HBTT goi cau chuyen nay chia se voi DK, va day la nhung loi cam nhan chan thanh.
 
hinh so ve rat dep, dep mot cach la lung . Mau sac So chon lua rat hay, vi 
no toa ra su so than men,

DK doc bai nay tre, vi DK nam Benh Vien.   Bai rat cam ddong , DK thanh tam tin tuong rang vi the gioi qua nhieu tam toi , con nguoi ddau kho qua nhieu, nen Long Chua Xot thuong  cho phep cac Thanh Nhan cuu giup the gian, bang nhung Phep La. 

Chung ta khong o Libang, nhung Chua va Me, cac Thanh o cung chung ta trong long chung ta , Biet them mot vi Thanh la mot Niem An Ui lon. Cho nen DK rat cam on So .

Phai noi la  hien lanh , phuc hau tren net mat Thanh Nhan. Nguoi ta co the ve mot tam hinh, nhung khong ai ve dduoc net XUAT THAN cua nguoi trong tam hinh.  So dda ve dduoc. Ro rang la So duoc on Chua va Thanh Nhan giup suc.  DK cam on Chua va Thanh Nhan, cung voi So. .

DK thich tam hinh nay lam, nhung Dk khong biet lam sao lay ra .

Dk bi sung ruot, bot roi, B/v da cho ve nha.  Bay gio dda khoe. Trong dip ddau benh nay, ho lam Scan va bac Si thay   Dk  bi Thap Khop nhieu , neu khong chua tri, benh se nang hon,  co the se dden luc 
khong moving around dduoc nua.  DK dda dden gap Bac Si ve Xuong hom qua , ong cho lam XRay thay cuom tay trai, cuom chan trai ddeu bi Tendonitis tuc la Sung Gan ( Inflammation)  va hai ddau goi, nhat la ddau goi  ( knee) trai bi Thap Khop nhieu . Ong 
cho hen dde tro lai . Ong con cho ket qua cac Tests moi quyet ddinh ve su chua tri .Tuy nhien ong cung noi ro la Benh nay chua co thuoc chua tri la`nh . Hien chi co nhung cach chua tri quanh van dde ma thoi . Tuc la khong co cach nao chua tri chinh thuc vao chinh ca(n benh , cho nen Y khoa khong bao ddam lanh benh. 
Chi chua cho bot ddau  ( less pain ) va giu cho benh khong tang them ma thoi.  DK hoi co chac dduoc nhu the khong, ong noi co nhieu nguoi ddat dduoc nhu the, nhung cung co mot so khong it nguoi khong bot chut nao .  Va cu 7 thang lai phai dden chich thuoc vao Xuong mot lan, cho dden chet, vi thuoc phai dduoc Renew.  
DK cam on Chua cho DK van binh an trong tam hon. DK dde moi su tuy Thanh Y Chua.
DK tin tuong tram phan tram la bat cu Chua cho gi cung tot cho DK, vi Chua quyen nang va Chua thuong DK. nen bat cu su gi Chua goi dden cung tot ca.   
Chua cho DK ddau ddon the xac the nay dde Chua ban on cho cac con DK biet Chua cung la mot ddieu tot.  Chua cho benh bot ddi dde de dang tiep tuc lam Prison Ministry va Hospital Ministry cung tot. Chua cho DK chet dde ve gap Chua cung tot. Cho nen DK khong buon va khong phan nan gi het. Moi lan Crisis ddau noi len la DK noi "Con dang 
cho Chua ddau ddon nay , xin Chua cuu cac Linh Hon, nhat la linh hon cac con con "  

Có Mẹ trong đời


Tranh ve cua HBTT

Có Mẹ trong đời
 
 
Có Mẹ trong đời
Chẳng thấy chơi vơi
Như vầng trăng sáng
Tỏa khắp nơi nơi

Có Mẹ trong đời
Con lo chi nữa
Mẹ là khúc hát
Ru hồn núi non.

Cảm tạ Chúa Mẹ
Cảm nhận yêu thương
Tình mẹ trần gian
Thương con một kiếp
Dù con đã lớn
Đã xa mẹ rồi

Mẹ vẫn gởi đến
Trái tim biển trời.

 
HBTT
***O doi ai cung co benh nay benh khia, khong nang thi nhe.  Khong tram kha, thi o ngoai da.  Chua goi benh tat den, phan nhieu cung giup cho tam linh, phan hon cua chinh minh.  Dau kho lam cho nguoi ta gia dan, biet nghi den Chua den tha nhan.

Monday, August 5, 2013

Thánh Gioan Thánh giá  tranh ve cua HBTT
 
 
 
 
Thánh Gioan Thánh giá [14-12]
Gioan là thánh vì cuộc đời ngài là một nỗ lực quả cảm dám sống trọn với tên của ngài: "Gioan của Thánh Giá". Sự điên rồ của thập giá đã được thể hiện nơi cuộc đời Ngài. Câu nói bất hủ của Ðức Kitô: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Ta." (Mc 8,34b) là câu chuyện cuộc đời Thánh Gioan. Mầu nhiệm Vượt Qua - từ sự chết đến sự sống - đã được thể hiện trong cuộc đời Thánh Gioan như một nhà cải cách, một nhà thơ thần bí và là một Linh mục thần học.

Sinh ngày 24 tháng 6 năm 1542 tại Fontiveros, Tây Ban Nha, Gioan hiểu được sự quan trọng của tình yêu tự hiến là nhờ cha mẹ. Cha ngài đã hy sinh của cải, danh vọng và sự an nhàn khi kết hôn với cô con gái của người thợ dệt và vì đó đã bị gia đình từ bỏ. Sau khi cha ngài từ trần, mẹ ngài cố gắng đùm bọc gia đình trong khi họ lang thang đầu đường xó chợ để kiếm việc làm. Những tấm gương hy sinh ấy đã giúp Gioan theo đuổi tình yêu vĩ đại của chính ngài dành cho Thiên Chúa.

Dù gia đình đã tìm được việc làm, nhưng vẫn không đủ ăn nên Gioan phải lang thang giữa thành phố giàu có nhất Tây Ban Nha. Năm 14 tuổi, Gioan được nhận vào làm việc trong bệnh viện với nhiệm vụ trông coi các bệnh nhân bị những chứng bệnh bất trị hoặc bị điên dại. Chính trong sự đau khổ và nghèo nàn này, Gioan đã nhận biết và đã đi tìm hạnh phúc không ở nơi trần gian, nhưng ở nơi Thiên Chúa.

Năm 1563, sau khi Gioan gia nhập dòng Carmel đi chân đất, Thánh Têrêsa Avila nhờ ngài tiếp tay trong công việc cải cách. Cả hai đều tin rằng nhà dòng phải trở về với đời sống cầu nguyện. Nhiều tu sĩ Carmel cảm thấy bị đe dọa bởi sự cải tổ này nên một số tu sĩ đã bắt cóc thánh nhân. Ngài bị nhốt trong một xà lim nhỏ hẹp ở Toledo (Tây Ban Nha) và bị tra tấn ba lần một tuần bởi chính các tu sĩ. Trong cái tăm tối, lạnh lẽo, và cô quạnh của xà lim, tình yêu và đức tin của ngài bừng lên như lửa. Ngài mất hết tất cả ngoại trừ Thiên Chúa và Thiên Chúa đã đem cho ngài niềm vui vĩ đại trong cái xà lim nhỏ bé đó.

Sau 9 tháng tù đày, Cha Gioan vượt ngục bằng lối cửa sổ duy nhất của xà lim mà ngài đã leo lên đó bằng sợi dây được kết bằng tấm vải trải giường, và đem theo tất cả các bài thơ huyền bí mà ngài sáng tác trong thời gian tù đày. Vì không biết mình đang ở đâu, ngài phải theo một con chó để đi vào thành phố. Ngài trốn trong bệnh xá của một tu viện và ở đây ngài đọc thơ cho các nữ tu nghe. Từ đó, cuộc đời ngài tận tụy cho việc chia sẻ và dẫn giải tình yêu Thiên Chúa.

Lẽ ra cuộc đời nghèo khổ và tù đày đã biến ngài thành một con người yếm thế cay đắng. Nhưng ngược lại, ngài đã trở thành một người đam mê bí ẩn, sống với sự tin tưởng rằng: "Có ai thấy người ta yêu mến Thiên Chúa bởi sự tàn nhẫn đâu?" và "Ở đâu không có tình yêu, hãy đem lại tình yêu – và bạn sẽ tìm thấy tình yêu."

Vì niềm vui chỉ xuất phát từ Thiên Chúa nên Thánh Gioan tin rằng những ai tìm kiếm hạnh phúc ở trần gian này thì giống như "một người đang chết đói mà há miệng đớp lấy không khí". Ngài dạy rằng chỉ khi nào chúng ta dám cắt bỏ sợi dây dục vọng thì chúng ta mới có thể bay lên cùng Thiên Chúa.

Là một tu sĩ dòng Carmel, ngài cảm nghiệm sự thanh luyện tinh thần; là vị linh hướng, ngài cảm được cuộc chiến đấu tinh thần nơi người khác; là một thần học-tâm lý gia, ngài diễn tả và phân tích giá trị của sự đau khổ trong các văn bản của ngài. Hầu hết các văn bản của ngài đều nhấn mạnh đến cái giá phải trả của tinh thần kỷ luật, con đường hiệp nhất với Thiên Chúa là: sống kỷ luật, từ bỏ mình, thanh luyện. Một cách độc đáo và mạnh mẽ, Thánh Gioan nhấn mạnh đến sự mâu thuẫn của Phúc Âm: Thập giá dẫn đến sự cứu chuộc; Đau khổ dẫn đến sự ngất ngây; Tăm tối dẫn đến sự sáng; Khi từ bỏ là lúc làm sở hữu: Hy sinh bản thân để kết hợp với Thiên Chúa; Nếu bạn muốn giữ mạng sống mình thì bạn sẽ mất. Thánh Gioan quả thật là người "của Thánh Giá."

Ngài từ trần năm 49 tuổi, ngày 14 tháng 12 năm 1591 tại Ubeda, Andalusia, Tây Ban Nha. Cuộc đời thật ngắn ngủi, nhưng trọn vẹn. Cha Gioan được mai táng trong hầm mộ dưới nền nhà thờ. Vào đêm ngày thứ hai sau lễ an táng, các đan sĩ nhìn thấy một luồng sáng lớn bừng cháy trong nhiều phút.

Sau khi thánh nhân qua đời được chín tháng, mộ phần của ngài được mở ra lần đầu. Bà Doda Anna de Penisola vì muốn đem thi hài đấng thánh về trở về ngôi nhà bà đã xây dựng cho ngài tại thành phố Segovia nên đã xin được phép chính thức cải táng thi hài sau khi ngài qua đời 18 tháng.

Lúc đó, một thuộc quyền của Nhà Vua là trung sĩ Phanxicô de Medina Zavallos được sai đến Ubeda để thương lượng việc chuyển hài cốt. Vâng theo thượng lệnh, cha bề trên đã đưa viên sứ giả vào nhà thờ ban đêm. Và khi mở cửa mộ, họ nhận ra một mùi thơm và thấy thi hài đấng thánh vẫn còn nguyên vẹn và mềm mại. Cha bề trên khi ấy từ chối không cho đem thi hài đi khỏi viện cớ lệnh chính thức chỉ truyền chuyển các xương mà thôi. Lúc ấy, trung sĩ Zavollas cắt một ngón tay để trình cho bà Doda Anna để làm bằng chứng xác thánh vẫn còn nguyên vẹn. Khi ngón tay bị cắt, máu tuôn ra nhỏ giọt như thể của một người đang song.

Sau chín tháng chờ đợi thêm nữa, trung sĩ Zavollas lại đến Ubeda. Mộ phần được mở ra và thi hài được thấy vẫn còn toàn vẹn bên dưới lớp vôi đã được đổ vào lần trước. Trung sĩ cho xác thánh vào một chiếc bao và đem đi, nhưng mùa thơm từ xác thánh tỏa ra khắp nơi và gợi sự tò mò khi viên trung sĩ đi ngang qua, đến nỗi ai cũng gạn hỏi là trong bao có gì. Đến Madrid, các đan sĩ dòng Kín đặt xác thánh vào một quan tài để chuyển về Segovia cho xứng đáng. Khi đến nơi, thi hài đấng thánh đã được nghinh tiếp với tất cả sự cung kính tôn vinh và được trưng bày trong nguyện đường cho các tín hữu đông đảo đến kính viếng.

Thi hài Thánh nhân được cải lên vào các năm 1859 và 1909. Đến năm 1926, một đài vị nguy nga bằng cẩm thạch và đồng với màu sắc đep đẽ đã được xây dựng bằng số tiền quyên góp toàn quốc và được các nghệ nhân danh tiếng nhất Tây Ban Nha thực hiện. Trong lúc chuyển dời thi hài Thánh nhân đến đài vị mới này, thi hài lại được mở ra cho các tín hữu kính viếng. Lần cải táng gần đây nhất là vào năm 1955 nhân chuyến kinh lý của cha tổng quyền dòng Carmêlô. Lúc ấy, thi hài Thánh nhân đã thấy hơi biến màu nhưng vẫn còn mềm mại tươi tốt.

Đức Giáo Hoàng Clement X tôn phong Chân phước cho cha Gioan vào ngày 25 tháng 01 năm 1675, và Đức Giáo Hoàng Benedictus XIII đã nâng Ngài lên bậc Hiển thánh ngày 27 tháng 12 năm 1726. Đức Giáo Hoàng Pius XI đã tuyên xưng cha Gioan Thánh Giá là Tiến sĩ Hội Thánh vào ngày 24 tháng 8 năm 1926.

(Trích Gương Thánh Nhân - theo "Người Tín Hữu")
Huynh trưởng cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã làm cho cuộc đời Thánh Gioan nên một diễn tả trung thành mầu nhiệm thập giá của Chúa. Xin cho chúng con, nhờ lời chuyển cầu của Ngài, có được lòng yêu mến thập giá Chúa, để sẵn sàng chấp nhận thử thách và dám từ bỏ bản thân vì vinh quang Nước Chúa. Amen.
 

Sunday, August 4, 2013

Angels artworks-from HBTT


Vietnamese Angel-art by HBTT
The soul at its highest is found like God, but an angel gives a closer idea of Him. That is all an angel is: an idea of God.
~ Meister Eckhart.

American angel-art by HBTT
Angels are spiritual energy.
~ Alexis F. Hope.
Native American art by HBTT
 It is not known precisely where angels dwell - whether in the air, the void, or the planets. It has not been God's pleasure that we should be informed of their abode.
~ Voltaire.
Japanese Angel art by HBTT
Angels shine from without because their spirits are lit from within by the light of God.
~ Eileen Elias Freeman Quotes, The Angels' Little Instruction Book, 1994.
Indian Angel by HBTT
Silently, one by one, in the infinite meadows of heaven,
      Blossomed the lovely stars, the forget-me-nots of the angels.
~ Henry Wadsworth Longfellow Quotes, Evangeline.THE GIFT OF YOU

      Life gives us treasures to discover...
            like the sky, and the wind,
          and beautiful people like you.
                           * Havia

          BẠN LÀ QUÀ TẶNG

                  "Thầy đã gọi anh em là bạn hữu...".
                                (Gio-an 15:15)

Cuộc đời ban tặng chúng ta
Kho tàng khám phá bao la sang giầu
Tựa như trời đẹp muôn mầu
Và làn gió thổi qua cầu thắm duyên
Nhịp cùng bạn hữu thuyền quyên
Thương yêu dấu ái diệu huyền giống anh!
* Nguyễn Sông Núi
(Houston, Texas, "Xứ Cao Bồi", Aug. 2, 2013) 



 
St. Charbel tranh ve cua HBTT



Cn 151: Các Phép Lạ Của Thánh Charbel, Người Nước Lebanon (libăng)
Chủ Nhật, Ngày 20 tháng 9-2009
CN 151: CÁC PHÉP LẠ CỦA THÁNH CHARBEL, NGƯỜI  NƯỚC LEBANON (LIBĂNG)
Nguồn: Spiritdaily.com
Xin Thánh Charbel, vị linh mục người Li Băng cầu bầu cho thế giới có hòa bình.

1. VỊ TU SĨ KHỔ HẠNH CỦA LI BĂNG.
Sau 16 năm sống khó nghèo, Cha Charbel được Bề Trên cho phép thoát khỏi thế giới trần tục để sống ẩn tu và trở nên một nhà tu khổ hạnh. Ở sâu trong một hang động gần tu viện, Cha Charbel sống suốt cuộc đời còn lại của ngài trong lời cầu nguyện và chiêm niệm. Ngài ăn chay thường xuyên và làm lao động tay chân.
Truyền thống chứng minh rằng cha Charbel có nhiều ơn đặc biệt khi ngài còn sống, chẳng hạn như ngài đã cứu các tu sĩ đồng môn khỏi con rắn độc khi ngài lên tiếng đuổi nó ra khỏi nơi ấy. Có nhiều người cảm nghiệm được ơn soi sáng và chữa lành khi người ta kêu Danh của ngài. Ngay cả sau khi ngài chết vào ngày 24 tháng 12 năm 1898, thì trong hồ sơ của tu viện có ghi rằng ngài luôn hoạt động sau khi đã qua đời. Hồ sơ nói rằng đức vâng lời của ngài làm cho ngài sống như một “thiên thần hơn là một con người”.
2. CÁC PHÉP LẠ: NGÔI MỘ LUÔN SÁNG NGỜI.
Thế giới kỳ vọng nghe thêm các phép lạ của Thánh Charbel vì mộ của ngài luôn được bao bọc bởi luồng ánh sáng lạ thường. Ðó là lời kể trong cuốn sách mà tu viện viết về người linh mục nổi tiếng của họ. Ánh sáng chỉ tàn lụi sau 45 ngày, nhưng lòng tin của người ta thì khác hơn. Các khách hành hương cố gắng ăn cắp những gì còn lại của ngài. Và giáo quyền đã có lý do để quật mở ngôi mộ của ngài ra. Xác của ngài nằm nổi lên khỏi đống bùn nhưng vẫn còn nguyên vẹn, không hư hại, giống như xác vừa được chôn ngày hôm qua.
Trong xác của ngài được ghi nhận là có chất nước màu đỏ như mầu máu chảy ra từ xác của ngài, và hiện tượng này được nhìn thấy cho đến bây giờ. Nước đỏ như máu được giữ trong một mảnh khăn vải, và theo như tu viện cho biết thì trong nhiều năm nay, khăn máu này là nguyên nhân chữa lành cho nhiều người.
Mộ của Thánh Charbel được khai mở ra 4 lần trong thế kỷ này, lần cuối là vào năm 1955, và mỗi lần như thế, người ta thấy thể xác chảy máu của ngài vẫn cử động như đang còn sống.”
3. NỮ TU MARIA ABDEL KAMARI ÐƯỢC CHỮA LÀNH.
Sau khi nữ tu Maria Abdel Kamari được chữa lành thì cha Charbel được phong Á Thánh. Nữ tu Maria bị bịnh nan y đường ruột. Bà không thể ăn được vì thức ăn không vào trong cơ thể. Bà nằm liệt giường suốt 14 năm. Bà đã lãnh nhận phép xức dầu thánh 3 lần. Năm 1950, bà được đưa tới ngôi mộ của Thánh Charbel và cầu nguyện tại đó. Bỗng dưng bà cảm thấy có một luồng năng lực mạnh mẽ và bà có thể đứng lên mà không cần ai giúp đỡ. Từ đó, Nữ tu Maria Abel Kamari được chữa lành hoàn toàn khỏi các bịnh tật của bà.
4. CÔ BÉ SAMIRA HANNOCH CÓ THỊ KIẾN VỀ THÁNH CHARBEL.
Gần đây, vào năm 1992, một số phép lạ của Thánh Charbel đã được các báo chí Tây Phương lưu  ý. Các báo của Thụỵ Ðiển  hay Anh Quốc, chẳng hạn như  báo The Guardian, đã kể về câu chuyện cô bé 15 tuổi tên Samira Hannoch thấy thị kiến về Thánh Charbel hiện ra ở nhà của cô, gần Stockholm, nước Thụy Ðiển. Từ đó, dầu thơm cứ đổ tuôn ra từ bức hình của Thánh Charbel ở trong nhà của cô, và ngài ban rất nhiều ơn chữa lành cho nhiều người.
5. BÀ NOUHAD EL CHAMI BỊ TÊ LIỆT MÀ ÐƯỢC THÁNH CHARBEL GIẢI PHẪU VÀ CHỮA LÀNH.
Vài tháng sau, vào tháng 1 năm 1993, một trường hợp khác xẩy ra, lần này ở Li Băng, với một phụ nữ 59 tuổi, tên là Nouhad El-Chami. Bà Nouhad là mẹ của 12 đứa con. Bỗng dưng bà bị tê liệt vì các mạch máu bị thu hẹp lại. Cơn bịnh xuất hiện nhanh chóng.
Vào ngày 21 tháng 1 năm 1993, bà Nouhad có một giấc mơ. Bà kể như sau:
“Hai nam tu sĩ đến bên giường bịnh của tôi. Một vị mà tôi nhận ra là Thánh Charbel đến gần tôi và đặt tay ngài vào cổ tôi và nói:
”Cha đến đây để mổ cổ giúp cho con lành bịnh.”
Lúc đó, tôi cố gắng quay sang nhìn vào khuôn mặt của ngài, nhưng tôi không thể nhìn được vì ánh sáng chan hòa phát ra từ thân xác và đôi mắt của Ngài, ánh sáng chọi lọi ấy làm cho đôi mắt tôi như bị lòa đi. Tôi bối rối hỏi ngài:
“Thưa Cha Charbel, tại sao cha lại muốn giải phẫu cho con? Bác sĩ nói con không cần phải giải phẫu mà.”
Nhưng Thánh Charbel đáp:
”Chắc chắn con cần phải giải phẫu, và Ta là Cha Charbel đến để giải phẫu giúp cho con.”
Tôi bèn nhìn lên tượng Ðức Mẹ Maria và nói:
”Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ cứu giúp con, làm sao các tu sĩ này mổ xẻ mà không có thuốc tê và chỉ khâu?”
Rồi thì tôi nhận thấy tượng Ðức Mẹ Maria đứng giữa hai vị tu sĩ. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy đau ở nơi mà các ngón tay của Cha Charbel đặït lên. Tay cha xoa bóp cái cổ của tôi. Khi Thánh Charbel mổ xong thì vị tu sĩ kia đến gần, đặt tôi ở trong tư thế ngồi, và đặt một cái gối đàng sau lưng của tôi. Ngài với tay lấy một ly nước và đặt tay sau đầu tôi và nói:
“Con hãy uống nước này đi.”
Tôi đáp:
”Con không thể uống mà không có ống hút.”
“Chúng tôi đã mổ cho con rồi đó, và con sẽ uống nước này, rồi con sẽ đứng và đi được.”
Câu chuyện này đã được ghi chép và xuất bản trong cuốn sách thứ hai.  Nhà xuất bản là tu viện nơi mà Thánh Charbel đã sinh sống.
Sau đó, trong một giấc mơ khác, bà Nouhad mơ thấy thánh Charbel xuất hiện với bà. Từ đó, bà khám phá ra rằng trong nhà bà có tấm hình của Thánh Charbel chẩy dầu tươm ra. Việc chẩy dầu tiếp tục cho đến hiện nay, đã có một phóng viên tên Nabil Matraji ở Li Băng đã tới điều tra. Ông ta nói:
”Thật là điều đáng ngạc nhiên!”
Một điều lạ là không phải chỉ có tấm hình của Thánh Charbel tươm dầu chữa lành ở nhà bà Nouhad mà thôi, mà còn có bức hình của vị thánh tên Maroun tươm dầu nữa. Ngài là Ðấng sáng lập Dòng Maronite vào thế kỷ thứ 4. Bà Nouhad xác nhận rằng chính Thánh Maroun là vị thánh thứ hai mà bà Nouhad thấy khi hai vị tu sĩ đến giải phẫu cho bà và chữa lành bà hoàn toàn.
6. BÀ NADIA SADER ÐƯỢC CHỮA LÀNH BỊNH LIỆT.
Trong một bài báo ở Al-Anwar, Li Băng vào ngày 10 tháng 9 năm 1996, thì bà Nadia Sader mô tả những gì đã xẩy ra cho bà khi bà uống những chiếc lá từ một cây sồi của nhà bà Nouhad. Bà Nadia bị bịnh tê liệt. Bà đau đớn quá đỗi và có thể chết bất cứ lúc nào. Mẹ chồng bà khuyến khích con dâu hãy uống nước của các chiếc lá nấu chín vì các lá này đã được Thánh Charbel chúc lành. Bà Nadia miễn cưỡng uống nước này. Bà kể với phóng viên báo chí rằng:
“Tôi uống thứ nước nóng ấy và cảm thấy nóng như bị phỏng trong lòng. Thật là đau đớn, không thể  tả xiết được. Tôi đau từ phía cằm đến chân phải. Tôi rên rỉ, la hét, vừa đau vừa sợ. Bỗng dưng, tôi thấy một cảnh tượng đẹp đẽ nhất trong đời mình. Tôi thấy Thánh Tâm Chúa Giêsu đỏ như máu và đang đập nhịp. Thánh Tâm Chúa được bao quanh bằng ánh sáng và các con của tôi đang đứng chung quanh Thánh Tâm Chúa.”
“Thế rồi tôi bị bất tỉnh. Những người đứng chung quanh tôi kể lại là họ thấy chân phải của tôi cử động mạnh mẽ, rồi cử động lên xuống với một sức mạnh không tưởng tượng được. Nhưng lúc đó, vì bất tỉnh nên tôi không biết gì về điều ấy cả. Sau đó, mọi người lại thấy chân trái của tôi cử động mạnh mẽ như chân phải. Sự cử động mạnh mẽ làm cho tôi té nhào xuống nền nhà. Chân của tôi lại cử động mạnh mẽ mà dù cho có ba người lực lưỡng giữ cũng không thể làm cho nó ngừng được. Lúc đó, tôi vẫn bất tỉnh. Tôi nằm liệt giường đến sáng ngày thứ ba, khi con của tôi đến đánh thức tôi dậy, và lúc ấy, tôi biết rằng mình đã hoàn toàn được chữa lành. Tôi đứng lên, đi lại và phục vụ cho gia đình. “
Bà Nadia Sader không biết tại sao mà bà được ơn chữa lành, bà cứ nửa tin nửa ngờ, ngay cả khi được thị kiến về Thánh Charbel và Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu hỏi bà:
”Ta đã đưa con ra khỏi giường bịnh mà con vẫn không tin Ta à?”
Từ đó, nhà của bà Nadia trở nên một nơi hành hương vì các tượng ảnh của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Charbel cứ tươm dầu ra, nhưng bà Nadia vẫn tiếp tục bối rối giữa niềm tin và nỗi lo sợ, nhất là sau khi có người bảo bà rằng việc tươm dầu là công việc của ma quỷ.
Sau đó, Chúa Giêsu liên tiếp hiện ra với bà Nadia, và bà đã tin. Bà còn được nhận các thông điệp của Thánh Charbel. Ðây là một số trong các thông điệp của Thánh Charbel ban cho bà Nadia:
“Con hãy luôn xin ơn chữa lành phần hồn, và đừng sợ các bịnh phần xác.”
Và:
”Con hãy cầu nguyện cho kẻ sống, bởi vì đa số người sống đang chết, và các người chết là người đang sống.”
7. ÔNG RAYMOND NADER ÐƯỢC NĂM NGÓN TAY CỦA THÁNH CHARBEL IN LÊN CÁNH TAY ÔNG:
Ông Raymond Nader là một kỹ sư điện tử người Li Băng. Ông này có nhiều chứng cớ về các hoạt động của Thánh Charbel, bởi vì trên cánh tay của ông có in dấu phỏng của năm ngón tay của Thánh Charbel. Các dấu ngón tay phỏng này đã đổi mới đến 6 lần.
Tháng 4 năm 1997, ông Raymond kể cảm nghiệm của ông trước ống kính của TV. Vào ngày 9 tháng 11 năm 1994, ông ta trải qua một đêm ở trong tu viện kín mà Thánh Charbel đã sống trong 23 năm. Ông Raymond muốn suy gẫm và ông đã thắp 5 ngọn nến. Ông kể với đài truyền hình Murr rằng:
“Ðó là một đêm lạnh và yên tĩnh, thình lình tôi cảm thấy luồng khí ấm ở chung quanh tôi, ngay trong đêm lạnh giá. Sau đó có một luồng gió ấm áp và mạnh mẽ bắt đầu thổi đến. Tuy nhiên, tôi rất ngạc nhiên khi thấy lửa của các ngọn nến vẫn đứng yên mà không bị tắt đi. Tôi cố gắng giải thích theo khoa học, nhưng lại nghĩ mình bị ảo ảnh gì đây.”
“Bỗng dưng tôi mất các giác quan. Không còn sự ấm áp, gió hay lửa nữa. Tôi đang ở trong một thế giới khác, một thế giới chan hòa ánh sáng. Không phải là ánh sáng mà ta biết, nhưng ánh sáng trong suốt như nước hay thủy tinh. Ánh sáng không đến từ một hướng mà đến từ mọi nơi. Ánh sáng ấy sáng láng cả tỷ triệu lần hơn ánh sáng mặt trời.”
“Trong ánh sáng ấy, tôi cảm thấy một Sự Hiện Diện, dù không thể thấy, nhưng tôi biết là có Sự Hiện Diện. Một tiếng nói từ khắp nơi cất lên:
“Không, con không nằm mơ đâu. CON TỈNH THỨC HƠN BAO GIỜ.”
“Tôi nghe tiếng nói đó trong từng tế bào của mình, chứ không phải bằng lỗ tai của thể xác. Tiếng nói không bằng lời hay bằng âm thanh. Sự Hiện Diện đến với tôi như một cảm tưởng của sự bình an, niềm vui và tình yêu thật sự. Có những giây phút, tôi cảm thấy cảm nghiệm này chấm dứt. Tôi mong muốn niềm vui và sự bình an ấy kéo dài mãi mãi, và tôi ao ước nếu Sự Hiện Diện không thể ở lại với tôi nữa thì xin hãy mang tôi cùng đi, nhưng Ngài cho tôi hiểu rằng Ngài luôn ở đây.”
“Dần dần tôi cảm thấy mình tỉnh thức. Tôi nhìn những cây nến với sự kinh ngạc vì  tất cả nến đã tắt hết rồi. Ðồng hồ của tôi cho biết là đã 4 giờ qua đi trong nháy mắt. Tôi rời tu viện kín, và trên đường đi đến xe hơi, tôi cảm thấy sức nóng ở cánh tay mình. Tôi nghĩ có lẽ tôi bị một vết thương hay bị muỗi đốt. Nhưng sức nóng càng gia tăng nhiều hơn. Tôi cởi chiếc áo thung ra. Qua ánh sáng đèn xe hơi, tôi thấy 5 dấu ngón tay in trên cánh tay của tôi. Ðúng là năm ngón tay của một người, có cả những nếp nhăn của các móng tay. Các vết ấy rất nóng, nhưng không làm cho tôi bị đau, chỉ ngứa thôi. Trong 5 ngày, vết thương từ 5 ngón tay ấy làm cho tôi chảy máu và nước.”
Bác sĩ Nabil Hokayem, một bác sĩ thẩm mỹ, là một trong các bác sĩ nổi tiếng nhất ở Li Băng, xác nhận rằng đây là vết phỏng ở mức độ thứ hai. Vào ngày mừng kính Thánh Charbel, ngày 15 tháng 7 năm 1995, ông Raymond Nader lại có một cảm nghiệm mới và đặc biệt khi ông đến thăm viếng Tu viện của thánh Maroun. Ông ta kể rằng:
”Trên đường đến tu viện của Cha Thánh Charbel, tôi thấy một đoàn rước kiệu đi trước tôi. Tôi nhận ra các tu sĩ của Tu viện, nhưng cuối đoàn rước có một linh mục già nua. Tôi tiến đến gần ngài để hỏi vài câu. Khi tôi đến gần bên ngài thì mọi sự chung quanh tôi thay đổi. Mọi âm thanh biến đi, nhưng tiếng của vị linh mục vang dội trong đầu của tôi. Ðó là lúc mà tôi nghe được một trong sáu thông điệp mà Cha Thánh Charbel nói với tôi. Với mỗi thông điệp thì các dấu tay trên cánh tay tôi lại đổi mới.
Sau đây là các thông điệp mà Cha Thánh Charbel nói với tôi:
 “Thiên Chúa sáng tạo mỗi con người để chiếu sáng, chiếu sáng thế giới. Các con là ánh sáng của thế giới. Mỗi một người là một ngọn đèn để chiếu sáng. Thiên Chúa ban tấm kính sạch và trong suốt cho mỗi ngọn đèn, để đèn ấy có thể chiếu sáng và làm cho thế giới sáng ngời. Thế nhưng người ta giữ gìn tấm kính và quên đi ánh sáng; người ta chú ý đến hình dáng của tấm kính, mầu sắc và cách trang hoàng cho tấm kính ấy, cho đến khi tấm kính dầy lên, mờ tối và không cho ánh sáng chiếu soi qua tấm kính nữa. Vì vậy mà thế giới ngập chìm trong bóng tối. Thiên Chúa mong muốn thắp sáng thế giới. Tấm kính của các con phải trở nên trong suốt lần nữa. Các con phải hiểu rằng vì mục đích đó mà các con được sinh ra trên thế giới này.”
“Chúa Ki Tô biết những gì trong trái tim các con, và Ngài muốn trái tim các con. Ðừng đi tìm sự thật ở ngoài Chúa Ki Tô, khi các con biết Chúa Ki Tô thì  các con sẽ biết sự Thật và các con sẽ được giải phóng. Chúa Ki Tô muốn các con được giải thoát. Các con đừng sợ, và biết chắc chắn rằng Chúa Ki Tô đã chiến thắng thế giới.”
“Giáo hội của Chúa Ki Tô là tảng đá nghiền nát các làn sóng sự dữ.Chúa Ki Tô là con đường. Thánh giá của ánh sáng sẽ làm ngập lụt trái đất.”
“Lạy Cha Thánh Charbel, xin cha giúp cho tấm kính của đời sống chúng con trở nên trong suốt để ánh sáng của Thiên Chúa chiếu sáng qua chúng con mà đến với thế gian. Xin Cha cầu bầu cho nền hòa bình của thế giới. Amen.”
Kim Hà,
20/7/2006