Sunday, March 29, 2015

TRƯỚC Cổng NHÀ



TRƯỚC Cổng NHÀ


Trước c
ổng nhà có cây bông hoa trắng
Gần kế bên có cây bông hồng đậm
Cây lê, cây táo, như đôi bạn thân
Mỗi mùa Xuân hẹn trổ bông phước lộc.

Hoa trắng mộc mạc, lá đọng sương mai

Dưới thế trần hiện hữu bóng Ngài
Bền hàng vườn cây, mây xanh hoan hỷ
Mơ màng,  đánh thức cả bình minh.


3/29/2015
Suốt một đời làm điều thiện,

Điều thiện vẫn không đủ.

Một ngày làm điều ác,

Thì điều ác tự đã dư thừa.





Nhặt Cánh Hoa Rơi

Nhặt cánh hoa trắng rơi
Lòng bồi hồi xao xuyến
Trong vườn giệt năm xưa
Chúa âm thầm cầu nguyện
"Xin vâng theo ý Cha,
Đừng theo như ý con."
Là hõng cả trương trình.

HBTT
3/29/2015 


Wednesday, March 18, 2015

Chứng Nhân Chúa Kitô

 Chứng Nhân Chúa Kitô
LỄ KÍNH THÁNH GIUSE “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”



Kinh Thánh chỉ mô tả thánh Giuse bằng một từ ngữ ngắn gọn: “Người Công Chính”. Dĩ nhiên, khái niệm “công chính” ở đây được hiểu theo nghĩa Tân Ước, tức là con người trọn lành, bao dung, nhân từ, theo mẫu gương của Chúa Giêsu. Giáo Hội thường suy tôn thánh Giuse với nhiều tước hiệu cao trọng:

 

Ông thánh Giuse là đấng sáng láng trên hết các thánh Tổ Tông.
Ông thánh Giuse trọn tốt trọn lành.
Ông thánh Giuse cực thanh cực tịnh.
Ông thánh Giuse cực khôn cực ngoan.
Ông thánh Giuse hay vâng lời chịu lụy.
Ông thánh Giuse là đấng ngay chính tận trung.
Ông thánh Giuse là gương nhân đức nhịn nhục.
Ông thánh Giuse yêu chuộng nhân đức khó khăn.
Ông thánh Giuse là mẫu sáng láng về cách ở trong nhà, v.v…

Các tước hiệu đó có thể gồm tóm trong câu “thánh Giuse gồm no mọi nhân đức”: khiết tịnh, vâng phục, nghèo khó, nhẫn nhục, khiêm nhường, v.v…  Nhân đức mà “no” luôn là phải biết! Tuy nhiên, đối với dân làng Nazareth cách đây hơn 2000 năm, thì thánh Giuse cũng chỉ là một bác thợ mộc âm thầm vô danh tiểu tốt, thế thôi! Bên ngoài chẳng có gì đặc biệt, chẳng có gì khiến người khác phải chú ý. Suốt gần ba mươi năm sống bên cạnh Chúa Giêsu và Đức Mẹ, thánh Giuse không để lại một tác phẩm, một công trình, hay một câu nói để đời nào. Ngài chỉ âm thầm lặng lẽ chu toàn bổn phận làm chồng, làm cha của mình một cách tốt nhất có thể.

Lúc đã về trời, xem ra thánh Giuse vẫn tiếp tục “sống âm thầm lặng lẽ”. Lặng lẽ âm thầm cả trong việc can thiệp cho những nhu cầu của nhân thế. Đức Mẹ còn hiện ra nơi này nơi nọ, còn thánh Giuse rất hiếm khi. Có chăng chỉ là mộng báo trong giấc ngủ, hay là âm thầm giả trang để thực hiện việc này việc nọ cho các con cái của mình. Tuy nhiên, sự can thiệp của ngài thường rất kỳ diệu.

Xin được dẫn chứng: sau khi khánh thành nguyện đường Loretta, tiểu bang New Mexico, năm 1878, thì thực tế nảy sinh một vấn đề hết sức nan giải: ca đoàn gồm toàn các nữ tu và nữ sinh với tu phục và váy đầm dài tới gót chân, không thể leo lên gác ca đoànbằng chiếc thang gỗ. Bởi lễ vào thế kỷ thứ 19, chỉ có phái nam được hát trong ca đoàn nên họ dùng thang gỗ để leo lên gác ca đoàn mà không cần cầu thang.

Các nữ tu đã mời nhiều tay thợ chuyên nghiệp đến làm cầu thang nhưng sau khi quan sát, đo đạc, tính toán, tất cả đều lắc đầu nói không thể thực hiện được vì gác ca đoàn thì cao, lòng nhà nguyện lại hẹp, cầu thang sẽ chiếm qúa nhiều chỗ kê ghế. Sau cùng, Mẹ Bề Trên Magdalenđưa ra quyết định: khi khởi công xây dựng nguyện đường, công trình được đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse, quan thầy nghề thợ mộc, thì nay khi gặp khó khăn, công việc cũng phải được giao cho Thánh Giuse lo liệu. Ngay hôm đó, các nữ tu bắt đầu làm tuần 9 ngày xin Thánh Giuse. Sau 8 ngày liên tục cầu nguyện với lòng tin tưởng và phó thác nơi Thánh Giuse thì đột nhiên vào ngày thứ 9, xuất hiện một ông già râu tóc bạc dắt theo một con lừa tới xin làm cầu thang lên gác ca đoàn. Ông thợ mộc chỉ mang theo một ít đồ nghề đơn giản: 1 cái cưa, 1 thước đo hình chữ T và 1 cái búa. Ông cũng không đòi tiền công trước hoặc tiền ứng mua vật liệu. Với tinh thần đơn sơ, các nữ tu nghĩ rằng sẽ thanh toán tiền công và tiền vật liệu sau khi công việc hoàn tất nên không cần hỏi tên tuổi ông thợ.

Sau thời gian 7-8 tháng, các nữ tu được thông báo cầu thang đã hoàn tất nhưng không tìm thấy ông thợ đâu hết: ông thợ đã đột nhiên bỏ đi mà không đòi tiền công và tiền vật liệu, cũng không để lại tên tuổi hoặc điạ chỉ. Các nữ tu đã nhờ tìm kiếm khắp nơi, tuy nhiên, không ai nghe biết về ‘ông thợ kỳ lạ’ này. (Làm mà không cần tiền công. Thánh Giuse nghèo là phải rồi!!!).

Và rồi Mẹ Bề Trên đã phải đến xưởng gỗ để thanh toán tiền vật liệu, nhưng mọi người làm việc tại đây cho biết không có ai đến mua gỗ làm cầu thang cho nguyện đường. Do không tìm ra tông tích ông thợ ‘huyền bí’ này nên người đương thời đều kết luận đó chính là Thánh Giuse đã đáp lời cầu xin của các nữ tu.

Điều đáng nói nữa là sự kỳ diệu của chiếc cầu thang. Chíêc cầu thang có hình xoắn ốc ngoằn ngoèo, mà không có cột chịu lực nào ở giữa. Toàn bộ sức nặng tựa trên chân cầu thang và phần nối với gác ca đoàn. Điều này trái hẳn với nguyên lý về trọng lực khiến các khoa học gia không sao giải thích được. Kiến trúc sư Urban C. Weidner cũng là chuyên gia nghiên cứu gỗ cho biết ông chưa bao giờ thấy cầu thang hình xoắn ốc bằng gỗ mà không có cột chịu lực ở giữa. Theo ông, nó sẽ sụp đổ ngay khi có người đặt chân bước lên. Thế mà các nữ tu phải lên xuống cầu thang mỗi ngày để hát phụng vụ. Năm 1959, cả ca đoàn học viện Loretto đứng hát trên các bậc thang mà nó vẫn vững chắc như làm bằng ximăng cốt sắt.

Về gỗ làm cầu thang, nhiều chuyên gia đã phân tích, tìm hiểu loại gỗ và xem loại đó xuất xứ từ đâu. Tuy nhiên, không một ai có thể khẳng định là loại gỗ nào để tìm ra xuất xứ của nó. Việc ông thợ lấy gỗ từ đâu mang về làm cầu thang vẫn còn là một bí ẩn.

Cầu thang có 33 bậc cùng một kích thước, tượng trưng cho 33 năm Chúa sống ở trần gian. Điều đặc biệt nữa là cầu thang không có dù 1 chiếc đinh, hoặc keo dán để liên kết các vật liệu với nhau. Ông thợ ‘bí mật’ đó chỉ dùng các chốt gỗ hình vuông để liên kết một cách tài tình, chính xác và hết sức mỹ thuật.

Kiến trúc sư kiêm chuyên gia nghiên cứu gỗ Urban Weidner đã có nhận xét: một trong những điều làm sửng sốt các kỹ sư và các nhà kiến trúc là những tấm gỗ được ghép nối thành sườn cầu thang với độ cong tuyệt hảo, mỗi tấm gỗ có độ cong thật chính xác, đường ghép nối lại hết sức tinh vi, không tìm thấy một khuyết điểm nào. Ông vẫn không lý giải nỗi tại sao một kỹ thuật tinh vi như thế mà vào thập niên 1870, một mình ông thợ mộc với những dụng cụ rất thô sơ, lại có thể thực hiện được.

Và cho đến nay, mỗi năm được biết có khoảng 250 ngàn khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến nguyện đường Loretta để chiêm ngưỡng chiếc cầu thang lạ lùng này, trong số đó, có cả kỹ sư, kiến trúc sư, khoa học gia đến tìm hiểu và nghiên cứu (Xem thêm bài viết “Cầu Thang của Thánh Giuse ở Loretto – New Mexico” của tác giả Hoà Tâm).

Phép lạ đó nói lên điều gì, nếu không phải nói lên rằng sự can thiệp của thánh Giuse thường rất âm thầm lặng lẽ (lặng lẽ 7-8 tháng trời), nhưng rất diệu kỳ.

Có lẽ vì các nhân đức trỗi vượt của thánh Giuse và đặc biệt là vì sự đáp ứng mau mắn cho những ai kêu cầu, mà thánh Giuse là vị thánh được nhiều người yêu mến nhất, ngoài trừ Đức Mẹ. Người ta ước chừng một phần tư nam giới Kitô giáo, tức là khoảng một phần tám dân số Kitô giáo nhận thánh Giuse làm Bổn Mạng. Rất nhiêu dòng tu còn nhận ngài làm Quan Thầy của dòng, và nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam được đặt dưới sự bảo trợ của thánh Giuse. Thánh Giuse cũng là Bổn mạng của toàn thể giới Gia Trưởng. Vì thế anh em Gia trưởng được mời gọi theo gương sống của thánh Quan Thầy, sống xứng đáng là người chồng người cha mẫu mực thánh thiện. Sống thánh thiện mẫu mực một cách cụ thể đó là gì?

Trong tập Kỷ Yếu của Gia Trưởng Giáo phận, tôi đọc thấy một bài thơ rất ý nghĩa của một gia trưởng ở giáo xứ Thuận Nghĩa. Bài thơ có tựa đề “Mười Không, Mười Có”. Xin được trích lại:

Mười Không
Một không say xỉn la cà
Hai không bài bạc cửa nhà tan hoang.
Ba không lừa dối điếm đàng,
Bốn không trộm cướp, xóm làng bất an.
Năm không lươn lẹo tham giàu,
Sáu không ma tuý đời tàn ai ơi.
Bảy không biếng nhác ươi lười.
Tám không mèo mỡ bạn đời lung tung.
Chín không bất nghĩa bất trung,
Mười không kiêu ngạo và không bất bình.

Mười có
Một có đạo đức chân thành
Dựng xây đoàn hội, gia đình chăm lo.
Hai có trách nhiệm lớn to.
Dựng xây nước Chúa sao cho vẹn toàn.
Ba có bổn phận lo toan,
Bảo vệ giáo xứ cộng đoàn vui tươi.
Bốn có bác ái thương người,
Chung xây xã hội đẹp tươi an bình.
Năm có thiện chí hy sinh,
Giúp người hoạn nạn, bất hoà khổ đau.
Sáu có nhân nghĩa trước sau,
Giúp đời vơi bớt nỗi sầu bất công.
Bảy có thiện ý thực lòng,
Giúp đời tốt đẹp cả trong lẫn ngoài.
Tám có trí sạch lòng ngay,
Để đời ta có tháng ngày thảnh thơi.
Chín có mến Chúa yêu người,
Lòng thanh, trí sạch, sáng ngời quanh năm.
Mười có quyết chí quyết tâm,
Thành Gia trưởng tốt - đến gần Giuse.

Chắc chắn thánh Giuse là người giữ “Mười Không và Mười Có”đó triệt để hơn ai hết. Cầu chúc các anh em Gia Trưởng trong các gia đình Công giáo cũng luôn giữ được như thế!

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả:  Lm. Nguyễn Thành Long

Saturday, March 14, 2015

Thuở Tui Còn Bé





Thuở Tui Còn Bé

Tình cờ hôm nay
Cậu post tấm hình
 tui còn bé
Năm 1984
Cậu nói năm đó
Ba đi vượt biên
Mẹ tôi ở tù...
Tui có 3 tuổi
Ngây thơ chẵng hiểu chi
Hay vui mỉm cười
Chị em tui có 4 người một anh 
Về bà ngoại ở
Dì chở tui thăm
Mẹ ở tù xa lắm
Rồi mẹ tắm cho con.
Cảm tạ ơn Chúa
Gìn giữ chị tui, tí nữa chết đuối.
Chị thương mấy đứa em
Thay mẹ chăm sóc
Qua những ngày khốn khó gian nan
Gia đình tui bình an đoàn tụ.
Ước mơ tui từ  Thuở 
Là nữ tu hiền hoà theo chân Chúa Giêsu.


HBTT 3/14/2015
Kỷ Niệm Xưa

Nhà tui nuôi nhiều chó
Có con chó đen
Nhờ nó như thiên thần
Tính nó âm thầm
Khặp nguy mới sủa
Người ta biết nhà không cha
Chộm khoái thăm nhà mà
Ở nơi miền xa vắng
Đất đỏ, nhà hàng xóm không gần
tội nghịp mấy lần
 Nghe mất nồi, mất chảo
Nhà mấy đứa con lóc nhóc ăn cháo thay cơm.
Đứa lớn mất học đi chăn bò, 
Đứa nhỏ quần áo lấm lem dơ bẩn.

Rồi nhớ ngày sắp qua Mỷ
Con chó theo về chợ ở
Nó lớ ngớ như dân quê lên Sàigon
Ngớ ngẩn thấy mà thương
Nó theo tui đi một quảng đường
Giữa đám đông, lạc chủ
Từ nào giờ ở miền quê vắng vẽ
Nay về ở phố chợ quá đông người
Cả con chó cũng buâng khuâng ngẩn ngơ
Quảy đuôi nó quay về buồn hiu.

HBTT 3/15/2014

***Nhà tui cũng nuôi gà, nuôi heo, nuôi mèo, chim bồ câu 
Bây giờ ba má của tui cũng nuôi như thế, nhưng không có nuôi heo, mà nuôi bò.  Và tui vẫn ở miền đất đỏ red dirt của Oklahoma.


Kỷ Niệm Xưa II

Một ngày thật đẹp 
Tui nghỉ học
Theo cô bé hàng xóm chăn bò
Trời xanh mát hiu hiu gió
Đồng cỏ xanh cao
Đi trên bờ đê sung sướng làm sao
Suy nghĩ không người, nào ai ngó, ai nghe
Tui vui cởi áo cầm trên tay quay lên cao nói "ta là vua, ta là vua"
Ai ngờ đâu trong đồng vắng cũng có kẻ núp ẩn
Chúng bay theo đuổi, tui chạy tốc ga 
Cũng may trời thương đàn ong chít không độc
Tội nghịp cái lưng tui đỏ
Về nhà tui lặng câm không dám nói
Vậy mà ai đó cũng biết được cười!  Ha ha

Kể từ đó bỏ nghề không dám theo chăn bò nửa.

HBTT 3/17/2015

Kỷ Niệm Xưa III

Đất đỏ cứng sỏi đá
Nhà nuôi lắm bồ câu 
Giếng ôi sâu cạn nước
Lấy quần áo vài bước
Ngẩn ngơ chứng kiến được
Bồ câu ngóng trước dành
Người thiếu thốn đã đành
Chim, thú vật khổ lây.

Ở bên Tây bên Mỷ
Xem thú vật trọng qúi
Chó dẩn đi bác sỉ
Mua cả thùng đồ chơi
Ngọt ngào nói nhỏ nhẹ
Chó, mèo hơn với người
Dưới ánh nắng mặt trời
 Kìa ai dại ai khôn.

HBTT 3/18/2015

Wednesday, March 11, 2015

THÁNH GIUSE -Liên Bình Định -Thúy Huyền


Mừng kính Thánh Giuse 19 tháng 3: LBĐ xin kính gởi nhạc phẩm THÁNH GIUSE đến quí vị & thân hữu. Đặc biệt quý NS Hội NSCGVN.HN, đã được vinh hạnh chọn Thánh Cả Giuse làm Quan Thầy.
     Xin được thưa thêm: Bài Thánh Giuse, Lbd viết cho 3 bè đối âm, mỗi bé là 1 melody riêng biệt; nên nghe không mấy êm dịu như nhạc hòa âm, nhất là ngôn ngữ Việt, không mấy thích hợp cho hòa âm, đối âm. Nhưng, một cách nào đó: nghe... lạ tai.
     Được trình bày bởi cs Thúy Huyền, bè 1 & 2 - Tốp ca Nam bè 3 - Quang Đạt piano - Thanh Thảo violin - Duy Hân thực hiện slide show.
     Rất trân trọng!
Lienbinhdinh
Duy Hân xin được giới thiệu một số bài Thánh Ca mới của các thân hữu:
Cầu Chúa Thương -Thơ Vi Phương - Nhạc Đặng Ngọc Ẩn -Tiếng hát Lê Anh
Chúa Yêu Con -Thơ Vi Phương - Nhạc Đặng Ngọc Ẩn -Tiếng hát Lê Anh & Việt Thắng
Đời Con Là Tiếng Hát -Sáng tác Thiên Duy -Tiếng hát Xuân Trường & Diệu Hiền, Minh Khoa & Duyên Quỳnh
Bụi Tro -Sáng tác Liên Bình Định -Tiếng hát Diệu Hiền & Hoàng Quân
Hãy Sẵn Sàng - Sáng tác Lm Mi Trầm - Hợp Ca
Giọt Lệ Trong Lời Kinh - Sáng tác Lm Paul Văn Chi -Tiếng hát Lưu Hồng
DÂNG HỒN XÁC - Sáng tác Hùng Lân - Liên Bình Định Hòa âm-Tiếng hát Diệu Hiền & nhóm bè
Liên Khúc Thánh Vịnh & Đáp Ca - Vũ Lương Thiên Phúc -Hợp Ca
Ngày 19 tháng 3 là lễ Thánh Giuse, bổn mạng của rất nhiều người, xin gởi 2 bài hát mới:
Tung Hô Thánh Giuse - Sáng tác Hàn Thư Sinh - Ca Đoàn Lạc Việt
Thánh Giuse - Sáng tác Liên Bình Định - Tiếng hát Thúy Huyền & Tốp ca Nam
Ngoài ra, cũng xin gởi vài "Danh Ngôn" để suy niệm, hy vọng sẽ thay đổi mình được tốt hơn:
Danh Ngôn: Tâm Tình Mùa Chay
Danh Ngôn: Bệnh Viện Tinh Thần - Minh Ngoc Piano
Danh Ngôn: Lời Thầm - ý của Lm Vũ Xuân Huyên-Piano Vũ Bảo
Danh Ngôn của Đức Giáo Hoàng Francis -Piano Thu Hằng
Danh Ngôn Mẹ Teresa Thành Calcutta - Piano Vũ Bảo
Tâm Tình Suy Niệm Về 14 Chặng Đàng Thánh Giá
Playlist gồm 80 bài Thánh Ca do Duy Hân thực hiện

Saturday, March 7, 2015

bà Ngô Đình Thị Hiệp



Cuộc đời em gái Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Bà này là mẹ của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Savie Nguyễn Văn Thuận

image
Năm 2015 đánh dấu 10 năm ngày mất của bà Ngô Đình Thị Hiệp (1903-2005), người em gái ít được công chúng biết đến của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.

image
Bà cố Ngô Ðình Thị Hiệp và Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Bà là mẹ của người sau này được Vatican phong Hồng y, Nguyễn Văn Thuận (1928-2002).

Lê Quỳnh nói chuyện với ông Nguyễn Văn Châu, tác giả cuốn sách tiếng Anh (chưa có bản tiếng Việt) về cuộc đời bà Hiệp và gia tộc họ Ngô, A lifetime in the eye of the storm.

image
Ảnh chụp bà Hiệp tại Sài Gòn năm 1965
Cuốn sách ra mắt lần đầu năm 2005 và vừa ra ấn bản lần hai năm 2015.
Ông Châu cho biết ông là người thân thuộc với gia đình bà Hiệp, còn cha của ông là bạn học của ông Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Diệm.

“Cho đến những ngày cuối đời, bà Hiệp vẫn tin tưởng vào vai trò của gia đình bà trong lịch sử Việt Nam.”

image
“Bà tin lịch sử sẽ minh chứng lòng ái quốc của gia đình bà. Tuy bà công nhận ông Diệm, ông Nhu và gia đình bà có nhiều khuyết điểm, ví dụ biết những người nịnh nọt sẽ phản bội mà vẫn dùng họ.”

Ông Châu kể rằng những người còn lại của gia đình họ Ngô thường “mổ xẻ những khuyết điểm” vào ngày giỗ ông Ngô Đình Khả, thân sinh của ông Ngô Đình Diệm và bà Hiệp.

image
Bà Ngô Đình Thị Hiệp (đứng), chồng (đứng) cùng bố mẹ chồng trong ngày cưới năm 1925
Mời quý‎ vị nghe phần một cuộc phỏng vấn về cuộc đời bà Ngô Đình Thị Hiệp, xoay quanh bà nghĩ gì về những tranh cãi liên quan gia đình bà.

*****

Người Mẹ chứng nhân thế kỷ Bà Cố Elizabeth Ngô Ðình Thị Hiệp

image
Người Mẹ chứng nhân thế kỷ: Bà Cố Elizabeth Ngô Ðình Thị Hiệp (1903-2005)
Ngày 27/01/2005, chúng tôi đang theo dõi tin tức về lễ mai táng Cô Anna Hàm Tiếu, bào muội của Ðức Hồng Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, thì lại nhận được tin Cụ Cố Elisabeth Nguyễn Văn Ấm, nhũ danh Ngô Ðình Thị Hiệp, thân mẫu của Ðức Hồng Y, cũng vừa được Chúa gọi lên đường về nhà Cha, sau khi đã hoàn tất cuộc lữ hành dài hơn trăm năm (102 năm) trên cõi trần gian này, Chúng tôi xin chuyển bài này với lòng thành tâm cầu nguyện cho linh hồn Elizabeth sớm được Chúa đưa về nơi Thiên quốc cùng với linh hồn Phanxicô Xavie, linh hồn Anna cùng các linh hồn khác.

Gia đình lễ giáo

image
Ngô Ðình Khả (1856-1914)
Elisabeth Ngô Ðình Thị Hiệp sinh ngày 05-5-1903 tại làng Ðại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình vọng tộc đạo đức trải qua nhiều thế hệ trung thành với Ðức Tin Công Giáo, đã từng "hy sinh trong thời kỳ bắt đạo và đã chịu khổ vì Chúa, đã chịu lưu đày xa xôi và đã bị cầm tù vì Chúa", một dòng tộc nổi danh kiên trung bất khuất chẳng những về mặt đức tin mà còn cả về mặt xã hội. Thân phụ là ông Ngô Ðình Khả, một quan phụ chính đại thần thanh liêm và cương trực dưới triều vua Thành Thái. Ông đã khẳng khái chống lại việc Pháp âm mưu đày ải Vua, khiến thời bấy giờ trong dân gian Huế có câu ca:

Ðày vua không Khả, (1)
Ðào mả không Bài (2)

Do làm quan trong triều, thường xuyên phải có mặt tại kinh đô, ông Ngô Ðình Khả đã dời gia đình từ làng Ðại Phong, tỉnh Quảng Bình vào định cư tại Phủ Cam, thuộc thành phố Huế. Ngô Ðình Thị Hiệp có ba người anh là ông Ngô Ðình Khôi, Ðức Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục  ông Ngô Ðình Diệm, một người chị, Ngô Ðình Thị Giao, một em gái kế là Ngô Ðình Thị Hoàng và ba em trai gồm quý ông Ngô Ðình Nhu, Ngô Ðình Luyện và Ngô Ðình Cẩn.

image
Ðược giáo dục trong một gia đình nền nếp gia phong, Ngô Ðình Thị Hiệp lúc thiếu thời luôn giữ phẩm hạnh của một thục nữ đoan trang con nhà gia giáo, siêng năng kinh nguyện sáng tối trong gia đình, luôn cùng với cha mẹ và anh em dự thánh lễ hàng ngày, và nhất là hăng hái tham gia các việc từ thiện bác ái.

Giáo dục con định hướng cuộc đời

image
Ðến tuổi thành hôn, Ngô Ðình Thị Hiệp kết bạn cùng Tađêô Nguyễn Văn Ấm là một thanh niên cần cù, mực thước và đạo đức vốn cũng được giáo dục bởi một gia đình Công Giáo có truyền thống kính Chúa yêu người từ lâu đời. Ngô Ðình Thị Hiệp trở thành bà Elisabeth Nguyễn Văn Ấm. Hai ông bà sinh được 8 người con, trong đó có một người con trai sau này đã làm sáng danh Chúa và rạng danh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đó là Ðức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.

image
Cậu bé Nguyễn Văn Thuận chào đời ngày 17-4-1928 tại Phủ Cam, Huế. Càng lớn, cậu bé càng thêm khôi ngô tuấn tú, càng tỏ ra thông minh và có trí nhớ sắc sảo. Theo thói đời, "con quan thì lại làm quan", họ hàng gần xa đều thấy rõ con đường hoạn lộ đang mở ra trước mặt cậu bé, hứa hẹn một tương lai ngời sáng vinh quang. Nhưng bà mẹ cậu bé thì lại có cái nhìn khác. Bà thấy "tu mới là cõi phúc".

Với tất cả con cái, bà Elisabeth đều dạy cho biết sống đạo, trên hết lòng thờ phượng Chúa, dưới tận tình yêu thương giúp đỡ đồng loại. Ngoài việc dạy cho con học giáo lý kinh bổn, bà thường xuyên kể cho các con nghe những mẫu truyện rút ra từ Kinh Thánh cũng như những truyện về các anh hùng tử đạo Việt Nam để cho con bà người nào cũng thấm nhuần và sống theo những tấm gương sống đạo sáng chói của tiền nhân.

Niềm vui thấy con dâng mình cho Chúa

image
Riêng với cậu bé Nguyễn Văn Thuận, bà đặc biệt cầu xin Chúa ban cho cậu có được cái nhìn giống như cái nhìn của bà, "tu là cõi phúc". Thế nên, khi cậu bé vừa tới tuổi khôn lớn, ngỏ ý xin vào Tiểu Chủng Viện, bà mẹ Elisabeth chẳng những không ngăn cản mà còn thầm cảm tạ ơn Chúa đã cho con bà biết chọn đường để đi. Bà vừa xúc động vừa mừng rỡ lo chuẩn bị mọi thứ cần thiết từ chiếc khăn tay, cho đến áo quần, dày dép để con lên đường gia nhập Tiểu Chủng Viện An Ninh của Giáo Phận Huế sau khi được Cha Chánh Xứ sở tại đồng ý và Cha Giám Ðốc Tiểu Chủng Viện chấp nhận. Từ đó, bà Elisabeth không ngừng cầu nguyện cho con "bền đỗ trong ơn kêu gọi".

Cầu cho con làm bổn phận linh mục đẹp lòng Chúa

image
Ngày 11-6-1953, Thầy Phó Tế Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận thụ phong Linh Mục. Bấy giờ bà Elisabeth cảm thấy an tâm về ơn thiên triệu của con mình. Nhưng theo bà, làm linh mục đã là khó, làm bổn phận linh mục đẹp lòng Chúa càng khó hơn. Chính vì vậy, kể từ đó, lòng bà hằng xao xuyến, bà không ngớt cầu nguyện cho con mình "làm bổn phận linh mục đẹp lòng Chúa". Câu nói ấy sớm trở thành điệp khúc gắn liền với cả cuộc đời bà.

Trong một cuộc phỏng vấn do Ðài Phát Thanh Little Saigon Radio tại Hoa Kỳ thực hiện ngày 24-01-2001, Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận (vừa được tấn phong Hồng Y ngày 21-01-2001) sau khi nói đến tấm tình của mình đối với Giáo Hội Việt Nam, đối với Tổ quốc và dân tộc Việt Nam cũnh như với hết thảy mọi người Việt Nam, đã tâm sự về thân mẫu của mình như sau:
"Tôi lại nhớ đến tất cả bà con, họ hàng, đặc biệt là tôi nhớ đến bà thân mẫu của tôi, năm nay đã 98 tuổi và đang ở tại Úc Ðại Lợi.

Tôi nhớ những lời thân mẫu của tôi thì đối với tôi như những lời khuyến cáo tôi trong cuộc đời linh mục.

Cách đây ba năm, tôi còn nhớ nghe thuật lại là Cha Chu Quang Minh thuộc Dòng Tên ở Mỹ cùng đi với một Cha ở Úc đến thăm bà cố tôi. Hai Cha hỏi bà cố có muốn Ðức Cha Thuận làm Hồng Y không? Bà cố trả lời rằng:
- Thưa Cha, con không muốn.
- Vì sao?
- Bởi vì khi con cho con của con vào chủng viện, con chỉ cầu xin Chúa cho con của con làm Linh mục để tế lễ Chúa là con vui lòng rồi. Còn đã đi tu làm linh mục thì đâu phải ham muốn những chức quyền danh vọng gì".

image
Kể mẩu chuyện trên xong, Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận xác quyết: "Với tôi, những lời nói trên luôn luôn là những lời nhắc nhủ của bà mẹ dạy bảo con". Rồi ngài kể tiếp:
"Cách đây mấy tháng, tôi đi giảng ở Ðài Loan, tôi có ghé thăm bà cố tôi, tôi hỏi:
- Hàng ngày mẹ có nhớ cầu nguyện cho con không?
Bà cố nói:
- Có chứ! Ngày nào cũng nhớ cầu nguyện.
Tôi hỏi rằng:
- Mẹ cầu xin cho con cái gì?
Bà cố chỉ trả lời một câu thôi là:
- Cầu cho con biết làm bổn phận đẹp lòng Chúa".
Ðức Hồng Y kết luận: "Ðiều ấy là cái cảm tưởng mạnh mẽ của bà mẹ Việt Namdạy con cái". Trong cuộc phỏng vấn dành cho Ðài Chân Lý (Veritas) Á Châu ở Manila, Phi Luật Tân, ngày 15-02-2001, Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nói rõ hơn tâm sự của ngài: "Ðây là những bài học đơn sơ, nhưng sâu xa, đáng suy tư. Tôi sẽ không bao giờ quên".

Dõi theo bước thăng trầm của con

image
Năm 1967, Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận được Giáo Hội tấn phong và bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo Phận Nha Trang. Bà mẹ Elisabeth cũng giữ một tâm nguyện. Ðối với bà, chức Giám Mục bao gồm cả thiên chức linh mục. Bổn phận giám mục cũng là bổn phận linh mục. Song bổn phận chăn dắt của giám mục có phần rộng lớn hơn, bao trùm hơn, như vậy là nặng nề hơn, khó khăn hơn và nhiều trách nhiệm hơn. Vì thế, bà không thể ngưng cầu nguyện, trái lại còn cầu xin nhiều hơn nữa cho vị tân Giám Mục "biết làm bổn phận đẹp lòng Chúa".

Năm 1975, khi đất nước có những chuyển động khác thường, Nguyễn Thị Hàm Tiếu, ái nữ của bà Nguyễn Thị Ấm, từ Úc trở về Việt Nam bảo lãnh cho cha mẹ di tản đến Úc chỉ 5 ngày trước khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản. Lúc ấy Ðức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận (đã là Tổng Giám Mục Phó Sài Gòn vì đã được bổ nhiệm trước đó một tháng, ngày 23-4-1975), với vai trò chủ chăn, đã chấp nhận ở lại Việt Nam sống chết với quê hương thay vì cùng cha mẹ di tản ra khỏi nước.

Những cái chết bi thương của anh bà Ngô Ðình Thị Hiệp, là ông Ngô Ðình Khôi, ông Ngô Ðình Diệm và của các em bà, Ngô Ðình Nhu và Ngô Ðình Cẩn, hãy còn ám ảnh, đè nặng tâm can bà. Bà linh cảm một tai họa sẽ giáng xuống con bà. Bà chỉ biết cầu nguyện và phó dâng mọi sự cho Chúa. Và việc phải đến đã đến. Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận bị bắt ngày 15-8-1975, nhằm Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bị giam giữ 13 năm trời, không xét xử. Ai có rơi vào thảm cảnh ấy mới thấu hiểu tâm trạng âu lo và đau khổ triền miên của một bà mẹ có con lâm vào vòng lao lý mà số phận ngày mai không ai đoán biết được.

image
Khi Ðức Tổng Giám Mục, con bà, nhận được giấy phóng thích ngày 21-11-1988, rồi ngày 21-9-1991 nhận lệnh trục xuất khỏi Việt Nam, thì mới hay việc Quan Phòng của Thiên Chúa thật là kỳ diệu. Bởi lẽ nếu không có Chúa an bài thì làm sao ông bà Nguyễn Văn Ấm có cơ hội đoàn tụ với con; nếu không có chương trình do bàn tay Chúa hoạch định sẵn thì làm sao Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận có dịp thi thố tài năng và đức độ của mình trong Giáo Triều Rôma cũng như chứng minh cho thế giới thấy sức sống mãnh liệt nội tại của Giáo Hội Việt Nam dù trải qua bao phong ba bão tố.

Người Mẹ chứng nhân thế kỷ

Thật không đơn giản chút nào khi muốn viết về một người mẹ ngót trăm năm sống những thăng trầm của gia đình liên quan đến cả vận mệnh đất nước lẫn lịch sử của Giáo Hội Công Giáo như bà Elizabeth Nguyễn Văn Ấm - Ngô Ðình Thị Hiệp. Chúng tôi thấy có người đang thực hiện một tác phẩm nói về bà, viết bằng tiếng Anh. Tác giả là ông Nguyễn Văn Châu. Quyển sách có tựa đề "NGO DINH THI HIEP OR A LIFETIME IN THE EYE OF THE STORM.". Chúng tôi có đọc hơn 40 trang đầu bản thảo in trên giấy khổ 8 x 11 mà thấy tác giả vẫn nói chưa hết cái thời thơ ấu của bà, thì vài ba trang giấy như thế này nào nói lên được gì?

image
Tuy nhiên, với một người mẹ khiêm nhường, luôn sống cuộc sống ẩn dật như bà Elisabeth, có lẽ một vài nét phác họa chân tình của chính người con yêu dấu của bà là Ðức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã đủ làm sáng các đức tính cao quý nơi bà. Vì vậy, chúng tôi xin mạn phép ghi lại ở đây những dòng tâm sự chân thành ấy ghi nơi lời đề tặng viết trong quyển "Chứng Nhân Hy Vọng", tập sách các bài giảng của Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận giảng tĩnh tâm cho Ðức Thánh Cha Gioan Phalô II và Giáo Triều Rôma từ 12 đến 18-3-2000, lúc Ðức Hồng Y còn là Tổng Giám Mục.

"Mẹ Elisabeth,

Người đã giáo dục con từ khi con còn ở trong bụng Mẹ.
Mỗi tối Mẹ dạy con những chuyện Kinh Thánh, Mẹ kể cho con lịch sử các thánh tử đạo Việt Nam,
nhất là về tổ tiên chúng ta.
Mẹ dạy con yêu mến Tổ Quốc, Mẹ giới thiệu cho con Thánh Nữ Têrêxa Hài Ðồng Giêsu
như mẫu gương các nhân đức Kitô giáo.
Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ đã chôn táng các anh em mình
bị những kẻ phản bội thảm sát, những người mà Mẹ đã chân thành tha thứ sau đó,
luôn tiếp đón họ, như thể không có gì xảy ra.
Khi con còn ở tù, Mẹ là nguồn an ủi nâng đỡ lớn lao cho con.

Mẹ nói với tất cả mọi người:
"Xin hãy cầu nguyện để con tôi được trung thành với Giáo Hội và ở lại nơi nào Chúa muốn".

image
Ngày 16-9-2002, một Thánh giá nữa - một cái tang lớn - lại đè nặng trên vai người mẹ vốn đã nặng chĩu gánh đau thương tròn thế kỷ: Ðức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, người con 74 tuổi của bà mẹ ngót trăm tuổi ngồi xe lăn, người con ấy vĩnh viễn từ biệt cõi trần ngày 16-9-2002 sau khi đã hoàn tất cuộc Lữ Hành Trên Ðường Hy Vọng.

Tại sao Chúa lại để cho một con người thân xác mỏng manh như Elisabeth lại phải hứng chịu hàng loạt những mất mát lớn trong gia đình, từ các đấng sinh thành bà đến những người anh em ruột của bà, rồi người bạn đời thân yêu của bà. Và bây giờ lại đến lượt người con trai yêu dấu bà! Thật không ngờ! Dù vậy, bà không hề hoài nghi cật vấn tại sao hay một lời than trách. Giờ đây, truớc mặt bà, con của bà quả đã ra đi mang theo đúng những hành trang mà bà đã gói ghém cho con trong suốt đời bà: trung thành với Giáo Hội và ở lại nơi nào Chúa muốn.

Bà tin Chúa ban cho bà nghị lực tinh thần để can đảm tuân theo Thánh ý Chúa. Bà tin rằng, linh hồn bà vẫn phải mãi mãi được tinh luyện bởi những thử thách như vậy hay nhiều hơn thế nữa, nhất là ở vào chặng chót của quãng đường dài bà đã đi và còn tiếp tục đi cho tới khi nào Chúa bảo bà dừng lại. Tai bà như nghe có tiếng thì thầm của con: "Hodie mihi, cras tibi - hôm nay phiên con, ngày mai phiên mẹ". Bà vui vẻ đón nhận thử thách và ở trong tư thế sẵn sàng: Fiat - Xin Vâng!

http://baomai.blogspot.com/