Monday, April 21, 2014

Cây Osaka Vàng

Cây Osaka Vàng

Tên phổ thông: Bò cạp nước, Osaka vàng, Muồng Hoàng yến.
Tên khoa học: Cassia fistula
Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ, Srilanca.

Muồng hoàng yến còn có tên là Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng, Osaka, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn (danh pháp hai phần: Cassia fistula L.), thuộc phân họ Vang của họ Đậu (Fabaceae). Loài muồng này có nguồn gốc từ miền nam châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka. Đây là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng, mọc nhanh, chịu hạn tốt. Cây con ưa bóng nhẹ.
cay-osaka-vang
Cây Muồng Hoàng Yến
Cây gỗ nhỡ bán thường xanh hay sớm rụng, cao tới 10–20 m, lớn nhanh. Đường kính thân cây khoảng 40 cm. Vỏ thân màu xám trắng, vỏ thịt màu hồng dày 6–8 mm thường được dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ. Gỗ có giác lõi phân biệt, cứng, nặng có thể dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, nông cụ. Lõi giàu tanin. Cành nhẵn, lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 15–60 cm với 3-8 cặp lá chét sớm rụng. Lá chét mọc đối, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 7–21 cm rộng 4–9 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, rộng, nhẵn.
cay-osaka-vang-muong-hoang
Cây Osaka Vàng
Cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ xuống dài 20–40 cm; cuống chung nhẵn, dài 15–35 cm hoặc có thể hơn. Cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông mượt. Mỗi hoa đường kính 4–7 cm với 5 cánh hoa màu vàng tươi có hình bầu dục rộng, gần bằng nhau có móng ngắn; nhị 10, bao phấn phủ lông tơ ngắn. Bầu và vòi nhụy phủ lông tơ mượt. Quả dạng quả đậu hình trụ, hơi có đốt, dài 20–60 cm hoặc hơn, đường kính quả 15–25 mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng, khi khô có vỏ cứng, có thể dùng làm thuốc xổ; thịt quả có mùi hôi khó chịu. Mùa hoa tháng 5-7 (Bắc bán cầu) hay tháng 11 (Nam bán cầu). Hoa nở rộ và sai hoa nên rất đẹp. Các hạt có chứa chất độc.
 
Muồng hoàng yến phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh; mặc dù nó chịu được hạn và mặn.
 
Muồng hoàng yến là quốc hoa của Thái Lan và tại đây nó được gọi là dok khuen; các hoa màu vàng của nó tượng trưng cho hoàng gia Thái. Tại lễ hội hoa năm 2006, Royal Flora Ratchaphruek (มหกรรมพืชสวนโลกเฉลิมพระเกียรติฯ ราชพฤกษ์ 2549), được đặt tên theo loài cây này; ratchaphruek là tên gọi khác của dok khuen.
cay osaka vàng
Muồng hoàng yến, được gọi là kanikkonna là hoa tượng trưng cho bang Kerala tại Ấn Độ. Hoa muồng hoàng yến có tầm quan trọng lễ nghi trong lễ hội Vishu. Nó còn được gọi là ‘amaltas’ trong tiếng Hindi và Urdu. Tại Ấn Độ, con tem 20 rupi có hình hoa muồng hoàng yến.
Ở Việt Nam, muồng hoàng yến (có nơi gọi là cây bọ cạp nước) mọc hoang dại trong các rừng thưa ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk; nó cũng còn được trồng nhiều ở đô thị như Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng, Sài Gòn…

PS:  Tu nao den gio minh chi biet ten minh la mot loai chim Hoang Yen ry mau vang, nay sao moi biet ten minh cung la mot loai hoa mau vang lai rat dep.  Hen chi trong cac loai mau sac, minh chuong mau vang.  Nay moi kham pha ra dieu trung hop va ngo nghinh. 
HBTT

Saturday, April 19, 2014

CHÚA CHA ƯỚC AO

tranh ve cua HBTT

                                        CHÚA CHA ƯỚC AO
 
 
Chúa CHA là Hiện Phụ
Tất cả mọi thứ tạo
CHA ước ao biết bao
Nhận biết và kính mến
Con thuyền như lạc bến
Nếu thiếu vắng ơn CHA
Tình Yêu CHA bao la
Ban Thánh Tử yêu dấu
Hồi Sinh đại hoan ca
Ôi! Tình CHA ngọt ngào
Niềm hoan lạc biết bao
Mọi người con đến đáp

Gọi hai tiếng "CHA ƠI".
 CHA đây sẽ thỏa lòng
Mọi điều con bộc bạch
Như một đứa trẻ thơ
Hàn huyên với bố nó
Tuy mọi điều CHA rõ
Vẫn thích nghe con tỏ.
 
CHA để triều thiên xuống
Nâng địa cầu vào lòng
CHA để lại vinh quang
Trở nên người nhỏ bé
Nghèo khổ với nghèo khổ
Sang giàu với sang giàu
Các con CHA yêu dấu
Hãy ở lại bên CHA.
 
HBTT 4/19/14
Cam xuc tu quyen sach Chua Cha Day Con Cai Nguoi.  Chua la tac gia, va mot so nua la thu ky cua Chua Sr. Eugeni.

HAPPY EASTER


                

NHAC SI: Cam on nhac si Chan Thanh, vua dan vua hat.


 
 
 
 
                 ÁNH SÁNG PHỤC SINH

Hoa huệ trắng tỏa tình Ngài trong sáng
Bầu trời xanh thoang thoảng một chút hương
Hương dìu dịu và nhụy hơi hơi ngọt
Cả đàn ong rủ nhau về ngất ngây.

Công trình Chúa cao siêu sao con hiểu?
Trên thập tự chiều xưa, thân đẫm máu
Chúa nhắm mắt, ngày thứ ba trỗi dậy
Giọt lệ rơi, giờ đã ngưng chảy rồi.

Luồng ánh sáng Phục sinh vừa bừng chiếu
Ơn cứu độ trên muôn người muôn dân
Nhờ công nghiệp, nhờ máu nước đổ ra.
Con ca vang Chúa chiến thắng tử thần
Trước cái chết không còn run sợ nữa
Là nguồn vui, trở về với Chúa Cha
Như hạt giống phải thối đi và mục rữa
Sẽ có ngày nảy mầm chờ đơm bông.

 Al-lê-lu-ia!
Al-lê-lu-ia!
Al-lê-lu-ia!
 
HBTT

PS:  Mời xem hoa nở đẹp lắm do cô giáo Guatamala gởi.
EACH FLOWER IS FILMED FOR TWO DAYS AND PHOTOS ARE COLLATED WITHIN 7 MINUTES TO GET THIS EFFECT

Wednesday, April 16, 2014

LY NƯỚC



LY NƯỚC


Bỗng có một ngày
Trưa hè nắng cháy
Chiếc xe đạp chạy
Dừng chân trước sân
Xin một ly nước
May phước gặp sơ
Tình thương mở rộng
Cho em ly coke
Côca côla
Và bánh sandwich
Em vui vẻ về.

Kể thời gian trôi
Như mây quên lãng
Chàng trai trở lại
Tìm sơ hôm xưa
Dành dụm chút tiền
Gởi sơ nhân ái

Hai bà tháng sau
Dẫn theo người bạn
Viếng thăm nhà thờ
Thấy Chúa đóng đinh
Ngắm tìm không thấy
Chúa  Phục Sinh đâu?
Sơ chỉ nhà tạm
Chúa Phục Sinh đó
Trong chiếc bánh nhỏ
Trong từng Thánh Lễ
Trong lòng mọi người.

Kể từ ngày đó
Bạn em đi lính
Học hỏi thánh Kinh
Xin vào Công Giáo
May mắng trở về
Con người nguyên vẹn
 Đang tìm lý tưởng
Con đường dâng hiến
 

***Đây là một câu chuyện có thật, vì tôi là người mở cửa, và đã nghe anh ta kể chuyện thật dài thật thú vị, và câu chuyện chỉ bắc đầu một ly nước, mà nay đã có một kết quả kỳ diệu theo ý định của Chúa nào ai có hay.


HBTT 4/15/2014
 
 

Thung lũng hoa vàng
Đẹp lắm cũng tàn
Còn tấm lòng vàng
Ân nghĩa vĩ đại
Tồn tại chẳng phai
 
Chúa không thua ta
Ở lòng quảng đại
Bác ái thì phúc
Dù một nụ cười
Đơn sơ chân chính.
 
Chuyện gã vì mình
Diện mạo xấu xí
Ánh mắt thiên vị
Kể cả người nhà
Xa lánh mặt kệ
Đơn côi quạnh quẽ
Mái nhà vắng vẻ
Bóng người đến thăm
Chiều buồn lạnh căm
Khuất bóng giã từ
Để lại lá thư
Mọi người hối tiếc
Tội lỗi của mình.
 
"Không ai đối sử
Tử tế bác ái
chỉ một bé gái
Cho tôi nụ cười
Tình người thiết tha
Chút niềm an vui
An ủi hồn tôi
Nay dù một đồng
Không được ai lấy
 Chỉ mình bé ấy
Lãnh hết gia tài."
 
Hãy sống bác ái
Với người khổ đau...
 
***A small act of kindness, during the right moment, the right person, will receive not a small reward. 
HBTT 4/16/2014

 

XƯNG TỘI MÙA CHAY


XƯNG  TỘI   MÙA  CHAY 

   Lời Thầy tuân giữ bấy lâu, 
   Bỗng nhiên quên phứt, rơi vào tội khiên ! 
   Bây giờ nước đổ, bình nghiêng,
   Bây giờ con khóc tội riêng một mình ...

   Mùa Chay, hai tiếng Mùa Chay 
   nghe như day dứt, lương tâm dày vò .
   Tội dù nặng, nhẹ, nhỏ, to
   vẫn gây đau đớn cho Cha trên trời ! 
   Lòng con  ray rứt  tơi bời 
   Tội làm ngăn cách, Thầy trò phân ly 
   Thầy ơi !  Thầy chớ rời đi,
   Con không chịu nỗi những ngày mồ côi ! 

    Lạy Cha, Cha ở đâu rồi ?
   Cho con bước tới, cho con trỡ về 
   Con buồn, hối hận  tái tê
   Con gây nên tội, làm Cha đau lòng !
   Lạy Thầy trăm  lạy ăn năn 
   Chân thành thống hối, xin Thầy thứ tha ...
   Mẹ ơi ! con trót lỗi lầm 
   Mẹ đừng khóc nữa, con đang chạy về.....

                                            Đông Khê

Sunday, April 13, 2014

Niềm Tin Giữa Núi Rừng

Cuộc triển lãm nghệ thuật “Niềm Tin Giữa Núi Rừng”

VRNs (08.04.2014)  – Sài gòn – Lễ khai mạc triển lãm tranh ảnh mỹ thuật của nhóm MT do Ủy Ban Giám Mục Nghệ Thuật Thánh (UBGMNTT) bảo trợ được tổ chức vào lúc 16 giờ 30 ngày 08.04.2014, tại tiền sảnh Nhà Sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng – Sài gòn.
 
 
DSC_0237
Khai mạc cuộc triễn lãm nghệ thuật chiều nay có sự tham dự của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh – Giám mục Giáo phậm Kon tum, Cha Giám tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành – Thư ký Ủy Ban Nghệ Thuật Thánh Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Cha Phó Giám Tỉnh Giuse Hồ Đắc Tâm, Cha Phaolô Nguyễn Văn Công - chính xứ giáo xứ Phú Yên – H’ra và quý cha quý thầy trong nhà Dòng cùng với sự tham dự đông đảo của khách mời và anh chị em giáo dân đến chia vui và thưởng lãm.
 
DSC_0270
Nét đơn sơ giản dị của Đức Cha Micae
Nét đơn sơ giản dị của Đức Cha Micae
 
DSC_0281
 
DSC_0291
 
DSC_0293
 
DSC_0303
 
DSC_0311
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh trao kỷ niệm chương cho Họa sĩ BuifThij Thắm và Nhiếp ảnh gia Hoàng Anh
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh trao kỷ niệm chương cho Họa sĩ Bùi Thị Thắm và Nhiếp ảnh gia Hoàng Anh
Cha Giám Tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành trao kỷ niệm chương cho các nghệ sĩ
Cha Giám Tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành trao kỷ niệm chương cho các nghệ sĩ
Điệu múa và bài hát dân tộc truyền thống của người Bana
Điệu múa và bài hát dân tộc truyền thống của người Bana
 
Toàn cảnh lễ khai mạc với tiết mục của anh chị em Bana
Toàn cảnh lễ khai mạc với tiết mục của anh chị em Bana
Nhóm MT bao gồm các bạn trẻ đang là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các ngành hội họa, điêu khắc, sắp đặt, nhiếp ảnh của trường ĐH Mỹ thuật thành phố: Họa sĩ Bùi Thị Thắm, Nhiếp ảnh gia Hoàng Anh, Nhiếp ảnh gia Đăng Khoa, Nghệ nhân Duy Chinh, Họa sĩ Nguyễn Đức Tín, Họa sĩ Tô Bảo Ân, Họa sĩ Lã Hưng, Nhà quay phim Nguyễn Việt Quang và họa sĩ Trần Thị Ngọc Bích. Mùa Chay năm 2013, nhóm MT đã có một cuộc triển lãm nghệ thuật về đề tài Bảo vệ sự sống. Qua cuộc triễn lãm này, các bạn trẻ nhóm MT muốn trình bày quan điểm cũng như bày tỏ lòng tin của mình về ý nghĩa của sự sống con người. Cuộc triễn lãm đó đã thu hút và đánh động người xem về sự cao quý và ý nghĩa thánh thiêng của sự sống.
Tiếp sau đó, vào tháng 7.2013, được sự động viên và bảo trợ của UBGMNNT, các bạn trẻ nhóm MT đã có một trại sáng tác tại giáo xứ Phú Yên – H’ra – thuộc giáo điểm truyền giáo Mang Yang – Tây Nguyên, do cha Phaolô Nguyễn Văn Công phụ trách. Tại đây, các bạn đã có những ngày sống và sinh hoạt với anh chị em người Bana, không chỉ trong cuộc sống thường nhật mà còn được tham dự vào trong đời sống đức tin của họ nữa.
Đức Cha Micae và Cha Giám Tỉnh DCCT cắt băng khai mạc cuộc triển lãm
Đức Cha Micae và Cha Giám Tỉnh DCCT cắt băng khai mạc cuộc triển lãm
 
DSC_0555
 
DSC_0556
 
DSC_0564
 
DSC_0567
Họa sĩ Bùi Thị Thắm chia sẻ cảm nhận của mình: “Ngày đầu tiên chúng tôi lên đó để thực hiện trại sáng tác này, lúc đó là chiều tối rồi chúng tôi không biết gì nhiều, ngoại trừ việc được cha Công dẫn đi thăm xung quanh buôn làng. Cái suy nghĩ đầu tiên của chúng tôi là đời sống của họ quá thiếu thốn. Và ngày hôm sau là ngày chúa nhật, thì lúc đó thực sự rất là xúc động. Khi xem họ tham dự thánh lễ tôi mới thấy mình tham dự thánh lễ rất là hời hợt. Mặc dù tôi không hiểu tiếng Bana, nhưng qua những cử chỉ hành động em hiểu được cách thể hiện lòng tin của họ đối với Thiên Chúa. Họ dùng tất cả mọi ngôn ngữ của cơ thể để tạ ơn và tôn vinh Chúa, bất chấp việc họ quỳ dười nền đất sỏi đá, không nề hà mưa nắng… và lúc đó tôi đã bật khóc, bởi vì tôi chưa từng ca ngợi Thiên Chúa như thế bao giờ.”
Họa sĩ Nguyễn Đức Tín chia sẻ suy nghĩ của mình: “Khi tôi thấy những người dân tộc ở trên miền núi, tôi cảm nhận được rằng đức tin của họ vào Thiên Chúa lớn hơn người Kinh ở đây. Bởi vì, người Kinh bị chi phối bởi quá nhiều điều trong cuộc sống nên cách giữ đạo rất hời hợt. Còn người trên đó thì thực sự họ giữ đạo rất là tốt.”
Sự đơn sơ, giản dị và chân thành trong cuộc sống cũng như cách diễn tả lòng tin của anh chị em dân tộc Bana đã đánh động và gây cho nhóm bạn trẻ MT những cung bậc cảm xúc khác nhau. Họa sĩ  Bùi Thị Thắm chia sẻ tiếp: “ Cái mà tôi yêu mến họ nhất chính là vẻ đơn sơ của họ. Họ thể hiện rất là chân tình, không dùng từ hoa mỹ, những gì họ có họ thể hiện hết ra ngoài. Cái sự giản dị đơn sơ đó của họ khiến cho tôi không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Trẻ em là một trong những điều mà tôi thấy được nơi đây. Đôi mắt các em sáng long lanh, có cái gì đó pha chút ngây dại nhưng thật lòng vô cùng.”
Họa sĩ Nguyễn Đức Tín: “Tôi thích thể hiện chân dung, đặt biệt là đôi mắt. Khi tôi nhìn ngắm chân dung của anh chị em dân tộc, tôi thấy nơi gương mặt và đôi mắt của họ toát lên một vẻ đẹp rất đặc biệt mà không sao tả được.”
Cuộc triễn lãm nghệ thuật lần này với chủ đề “Niềm Tin Giữa Núi Rừng” không phải chỉ là một triễn lãm báo cáo của trại sáng tác vừa qua, nhưng còn là cách mà các bạn trẻ nhóm MT muốn qua những tác phẩm của mình để bày tỏ suy nghĩ và cảm nhận của mình về cuộc sống, đức tin và con người tại vùng đất núi rừng Tây nguyên này. Nhưng hơn thế nữa, như lời chia sẻ của Cha Giám Tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành: “…Tôi chỉ ước một điều thôi, tôi không nghĩ hoặc tôi cũng không cần anh chị em làm một cuộc triễn làm, nhưng tôi chỉ xin một điều thôi là anh chị em học được, yêu được người dân tộc và đốt được ngọn lửa truyền giáo ở trong lòng anh chị em lên…”
Cuộc triễn lãm lần này bao gồm khoảng 21 bức tranh hội họa sơn dầu, sơn mài,  lụa, than trên giấy và cũng khoảng 21 bức ảnh nghệ thuật được sáng tác bởi các bạn trẻ nhóm MT trong trại sáng tác vừa qua tại Mang Yang. Họa sĩ  Bùi Thị Thắm chia sẻ khái quát về bố cục của cuộc triển lãm: “Cuộc triễn lãm này, chúng tôi mô phỏng lại một cách khái quát nhất về cuộc sống của người Tây Nguyên qua các tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh và việc sắp đặt dựng lại mô hình. Việc sắp đặt dựng lại mô hình là phần quan trọng nhất, vì quá đó mà giúp cho người dân thành phố Sài gòn có cái nhìn bao quát nhất về văn hóa, tập tục và cuộc sống của người Tây Nguyên. Trước hết chúng tôi dựng lại câu chuyện “Cuộc kết nghĩa lịch sử” của người Tây Nguyên vào năm 1832, tiếp đó là Căn Bếp truyền thống, Nhà Rông và sau cùng là Nhà Mồ của người Tây Nguyên.”
Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên bên Nhà Rông - một tác phẩm sắp đặt của cuộc triển lãm
Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên bên Nhà Rông – một tác phẩm sắp đặt của cuộc triển lãm
 
Bếp - Nghệ thuật sắp đặt
Bếp – Nghệ thuật sắp đặt
 
Khu trưng bày các tác phẩm hội họa
Khu trưng bày các tác phẩm hội họa
 
Các tác phẩm hội họa gồm có sơn mài, sơn dầu, tranh trên lụa, than trên giấy...
Các tác phẩm hội họa gồm có sơn mài, sơn dầu, tranh trên lụa, than trên giấy…
 
DSC_0581
 
Khu trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuât
Khu trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuât
 
Nhà Mồ - Nghệ thuật sắp đặt
Nhà Mồ – Nghệ thuật sắp đặt
Bên cạnh việc được chiêm ngắm các tác phẩm nghệ thuật, đông đảo những  người tham dự còn được thưởng thức những tiết mục đặc sắc của núi rừng Tây Nguyên. Những điệu múa Xoang, âm thanh của Cồng chiêng và tiếng đàn réo rắt của đàn Tơ-rưng như vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng ngay giữa lòng thành phố Sài gòn. Một thứ âm nhạc khác lạ, không thể trộn lẫn đã kéo người tham dự ra khỏi cái xô bồ, ồn ào của đường phố, được trở lại với cái đơn sơ, giản dị và rất thiên nhiên của người Tây Nguyên. Nhà điều khắc Nguyễn Xuân Hùng chia sẻ: “Đây là một điều rất là xúc động. Những họa sĩ trẻ đã vẽ những đề tài mang tính tôn giáo, nhân văn trong cuộc sống. Hôm nay, giữa một môi trường có rất nhiều áp lực khác đang lôi kéo chúng ta đi, mà các bạn vẫn quay về với niềm tin của núi rừng. Điều này khiến cho tôi phải suy nghĩ về chính mình, cũng là người nghệ sĩ sáng tạo mà cho đến mãi bây giờ tôi mới thực hiện. Điều này có quá muộn hay không? Đây như là câu hỏi cho chính tôi và cho những người nghệ sĩ ngày hôm nay.”
 
DSC_0264
 
DSC_0263
 
DSC_0256
 
DSC_0251

Cuộc triễn lãm không chỉ được bảo trợ bởi UBGMNTT mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đức GM Micae Hoàng Đức Oanh – Giám mục Giáo phận Kon tum. Sự hiện diện cùng với lời chia sẻ của ngài đã khích lệ, động viên các nghệ sĩ trẻ, cũng như thắp lên trong tâm hồn những người tham dự một vài suy tư về sứ mạng loan báo Tin Mừng, đặc biệt cho anh chị em dân tộc thiểu số, ngài chia sẻ: “…thường thì chúng ta những người ở miền xuôi lên miền cao của chúng tôi, đi với tư cách là người cho, và nhiều anh chị em linh mục tu sĩ chúng tôi khi tới thì cũng cứ tưởng là mình cho. Nhưng kinh nghiệm truyền giáo cho chúng tôi thấy , chúng tôi đến để nhận nhiều hơn là cho. Chúng tôi đến với lương dân, anh em dân tộc hay người nghèo để học nhiều hơn là để dạy, bởi Thầy dạy độc nhất vô nhị chính là Thánh Thần của Chúa, là chính Chúa Giêsu với Thần Khí của Ngài. Chúng tôi đến để làm dân với người dân, anh em giữa người anh em như chính Chúa Giêsu nhập thể vào đời và ở giữa chúng ta. Để từ đó chúng tôi cảm nghiệm được quyền năng của Thiên Chúa, cái sáng tác, lao động và sáng tạo của Thiên Chúa đã hằng có và luôn luôn có ở nơi anh chị em dân tộc đó. Và chúng tôi đến với tinh thần học hỏi để đón nhận những ân huệ Chúa ban, và từ đó gợi hứng cho chúng tôi để chúng tôi biết phục vụ anh chị em và đáp trả lại tình thương của anh chị em thế nào cho phải đạo.”

Trong bối cảnh, sân chơi sáng tác nghệ thuật cho các anh chị em nghệ sĩ Công giáo còn ít và chưa được đầu tư nhiều, thì những trại sáng tác và các cuộc triễn lãm nghệ thuật như thế này thực sự là một sân chơi bổ ích và ý nghĩa, không chỉ tạo ra không gian sáng tác cho người nghệ sĩ nhưng còn là nơi mà các anh chị em nghệ sĩ được gặp gỡ, trao đổi với nhau và góp phần làm cho kho tàng nghệ thuật Công giáo thêm phong phú và được phát triển mở rộng ra đến với người Công giáo nhiều hơn. Họa sĩ Bùi Thị Thắm chia sẻ suy nghĩ của mình: “ Họa sĩ Công giáo không phải là ít, nhưng để dấn thân để thực hiện thì còn ít lắm và nhân đây tôi muốn kêu gọi họa sĩ Công giáo hãy tiếp tục con đường này để sáng tác thêm. Thực ra không phải là vẽ những câu chuyện trong Kinh Thánh mới là nghệ thuật Công giáo, nhưng mình sáng tác những cái đời thường liên quan đến niềm tin tôn giáo và tấm lòng của mình đối với Thiên Chúa, thì đó cũng là nghệ thuật Công giáo.”

Cuộc triển làm nghệ thuật “Niềm Tin Giữa Núi Rừng” tiếp tục được trưng bày trong vòng 2 tuần, mở ra cho tất cả mọi người đến thưởng lãm và cảm nhận, như Cha Giám tỉnh chia sẻ: “… xuyên qua các tác phẩm, xin quý vị nhận lấy một tâm hồn, một ngọn lửa và một gợi hứng cho công cuộc loan báo Tin Mừng.”

Tuesday, April 8, 2014

HẠT GIỐNG ĐỨC TIN


HẠT GIỐNG ĐỨC TIN


Hôm nay gần cuối Mùa Chay Thánh, tôi lại có dịp chia sẻ với mọi người về một trải nghiệm về việc Loan Báo Tin Mừng nơi những vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Chuyến đi về Bắc lần này dẫn tôi lên đến tận miền Tây Bắc, nơi trong quá khứ tôi nhận thức được qua những tác phẩm văn chương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, những lời nhạc "tiền chiến" về một chiến trường thu hút những chàng trai hào hùng ra đi giữ nước, “từ nơi chiền trường Tây Bắc đó…”, địa chỉ của những lần thả hồn mơ màng về một vùng trời đầy thơ văn lãng mạn.
Sau này khi bước vào con đường phục vụ Giáo Hội, tôi lại có dịp lên miền Tây Bắc, và chuyến đi nào cũng để lại trong tôi niềm thao thức băn khoăn, một miền đồi núi trùng điệp, những căn nhà sàn chỏng trơ nghèo nàn, những ruộng ngô bậc thang làm chẳng đủ ăn, những người Kitô hữu ít ỏi tha thiết mong muốn có Linh Mục, có Nhà Thờ, những phiên giải tội chớp nhoáng, những Thánh Lễ dâng phải có người canh phòng từ xa để kịp báo động khi nhà cầm quyền địa phương có thể bất ngờ ập đến làm khó dễ, …và những chuyến mục vụ vội vàng căng thẳng như vậy trôi qua thật nhanh.
Hôm nay tôi trở lại một góc nhỏ của miền Tây Bắc núi đồi trùng trùng điệp điệp, mênh mông rừng rậm, dầy đặc mây trời, đường quanh co lượn khúc theo từng vách núi, sông hiền hòa lững lờ trôi theo từng hẻm hóc thấp cao. Vuông đất nhỏ bên vệ đường chông chênh bờ vực đã mọc lên một ngôi Thánh Đường nhỏ, ngôi Thánh Đường lặng lẽ mềm mại như mây trời, vách gỗ tuềnh toàng nhiều khe hở, mái lá úp chụp lên đầu như nấm rơm. Vị Giám Mục Giáo Phận đến thăm gọi đó là Nhà Thờ có máy lạnh đa chiều, ấy là vì gió núi mang về những cơn gió mát lạnh, thổi tự do vào bên trong Nhà Thờ theo nhiều ngõ ngách khác nhau.
Quỳ trong ngôi Nhà Thờ kỳ lạ độc đáo này cho tôi một cảm giác lâng lâng khó tả, sự im lặng lạ lùng của miền “đồng rừng” khác hẳn miền "đồng ruộng" dưới xuôi, tiếng chim hót líu lo như đang hợp giọng bài ca tán tụng Chúa, bình an và thanh thoát. Niềm an nhiên và hạnh ngộ chẳng thể tìm được nơi đô hội chen chúc sa hoa.
Một trong các vấn đề hiện nay về nghệ thuật ở thành phố Sàigòn đó là không gian kiến trúc, hầu hết các tượng đài không mang đủ tính nghệ thuật, nếu có thì lại không có một không gian tương hợp để thể hiện trọn vẹn tính nghệ thuật, nếu có cả hai thì lại đang đứng trước nguy cơ quy hoạch không gian bị phá vỡ vì sự bùng nổ đô thị. Trước khi dựng ngôi Nhà Thờ mái lá vách gỗ miền Tây Bắc nêu trên, người anh em Linh Mục trẻ phụ trách đã cho dựng ngay tượng Đức Mẹ, bức tượng đường nét dáng dấp không sắc cạnh lắm, thế nhưng không gian thì tuyệt vời, màu áo khác lạ với màu truyền thống nhưng lại là màu của núi rừng, của dân tộc bản địa ( người Nùng, người Tày, người H'Mông… ). Màu xanh lam nổi lên mạnh mẽ giữa nền xanh của rừng cây, một ấn tượng gây thu hút hết sức tinh tế.
Thánh Lễ chúng tôi dâng với một cộng đồng bé nhỏ, niềm thao thức về công cuộc loan báo Tin Mừng lại nổi lên mạnh mẽ trong tôi. Bao nhiêu năm rồi, những người dân hiền hòa chất phác lặng lẽ sống Đức Tin, có những lúc tưởng như tuyệt vọng, sự hiện diện của Linh Mục như thổi thêm hồn vào sức sống, nhưng con người tự nguyện phục vụ ấy vẫn còn nhỏ bé quá, cả một miền rộng lớn mênh mông, thấm gì sức ngược xuôi tất bật của một Tu Sĩ trẻ nhiều tâm huyết…
Cầu xin cho có thêm các Thừa Sai quảng đại, khôn ngoan, nhiệt thành chấp nhận hy sinh, dám liều mình vì Tin Mừng, vì các linh hồn, dám dấn thân, dám đi qua các thách đố của thời cuộc. Mảnh đất quá màu mỡ, đang khát khao hạt giống Đức Tin…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 6.4.2014

Tác giả:  Lm. Vĩnh Sang, DCCT